Vượt khó vươn lên từ dược liệu và bản sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng tạo, kiên cường và đậm đà bản sắc, là những gì đọng lại khi nghĩ đến huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Từ vùng đất nghèo nơi chân núi Ngọc Linh, Tu Mơ Rông đã từng bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành vùng trọng điểm dược liệu quốc gia, đồng thời là điểm đến du lịch cộng đồng hấp dẫn.

Huyện Tu Mơ Rông phát triển đa dạng các sản phẩm từ dược liệu.
Huyện Tu Mơ Rông phát triển đa dạng các sản phẩm từ dược liệu.

Khi thành lập năm 2005, Tu Mơ Rông là một trong những huyện nghèo nhất cả nước. Với hơn 95% dân số là đồng bào Xơ Đăng, đời sống người dân chủ yếu dựa vào nương rẫy, canh tác tự cung tự cấp. Hạ tầng giao thông, điện lưới, trường học, trạm y tế hầu như chưa có. Thiên tai liên tiếp như cơn bão số 9 năm 2009, 2018… càng làm trầm trọng thêm khó khăn.

Trong bối cảnh đó, Đảng bộ và chính quyền huyện đã xác định rõ hướng phát triển dựa trên tiềm năng đặc hữu của địa phương, đó là phát triển dược liệu dưới tán rừng, đặc biệt là sâm Ngọc Linh. Cùng với đó là chiến lược bảo vệ rừng, phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Vượt qua gian khó, khẳng định hướng đi đúng

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông Võ Trung Mạnh, chia sẻ: “Chúng tôi xác định, phát triển cây dược liệu, đặc biệt là sâm Ngọc Linh, không chỉ là hướng đi kinh tế, mà còn gắn với bảo vệ rừng, giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho người dân. Đó là nền tảng để Tu Mơ Rông từng bước thoát nghèo, vươn lên phát triển”.

Điệu xoang tái hiện lễ ăn lúa mới của đồng bào Xơ Đăng, huyện Tu Mơ Rông.
Điệu xoang tái hiện lễ ăn lúa mới của đồng bào Xơ Đăng, huyện Tu Mơ Rông.

Sau 20 năm thành lập, diện tích trồng dược liệu của huyện đã đạt hơn 4.000ha, trong đó có hơn 3.000ha , diện tích lớn nhất cả nước. Nhiều hộ dân Xơ Đăng đã trở thành “tỷ phú vùng cao” nhờ trồng sâm, có thu nhập hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm. Với sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ dân, chuỗi giá trị sâm Ngọc Linh đang dần được hình thành, từ bảo tồn giống gốc, trồng dưới tán rừng, đến chế biến, chiết xuất và quảng bá sản phẩm. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giúp xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm dược liệu của huyện.

Đặc biệt, huyện đã chủ động đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp: hỗ trợ người dân bán sâm và dược liệu qua sàn thương mại điện tử, sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc, livestream quảng bá sản phẩm... Nhờ đó, sản phẩm dược liệu của Tu Mơ Rông đã tiếp cận được khách hàng trên toàn quốc, mở ra cơ hội phát triển thị trường và thu hút đầu tư.

Với trên 95% dân số là người Xơ Đăng, Tu Mơ Rông là “kho tàng văn hóa vùng cao” đậm đà bản sắc. Hằng năm, huyện tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch tại các thôn, làng như: hội thi làn điệu ting ting, nghệ thuật quần chúng, thi ẩm thực truyền thống, bắn nỏ, giã gạo, đan lát… Các hoạt động diễn ra sôi nổi với sự tham gia của các nghệ sĩ và người dân, mang đến không gian văn hóa sống động, gắn kết cộng đồng.

Một tiết mục làn điệu ting ting tham gia hội thi do huyện Tu Mơ Rông tổ chức.
Một tiết mục làn điệu ting ting tham gia hội thi do huyện Tu Mơ Rông tổ chức.

Trưởng Phòng Văn hóa thông tin và Khoa học huyện Tu Mơ Rông Nguyễn Bá Thành chia sẻ: “Chúng tôi không chỉ bảo tồn mà còn làm sống lại văn hóa Xơ Đăng qua các hoạt động truyền dạy cồng chiêng, tặng chiêng quý, phát triển du lịch cộng đồng. Thông qua các hội thi ẩm thực truyền thống, văn hóa ẩm thực của dân tộc Xơ Đăng sẽ được nhiều người biết đến, giúp cho văn hóa của người dân bản địa nơi đây được bay xa, tạo ra sức sống văn hóa mãnh liệt nơi đây”.

Khát vọng vươn lên từ bản sắc và tri thức bản địa

Từ một huyện với tỷ lệ hộ nghèo trên 70%, đến nay Tu Mơ Rông đã giảm xuống còn 22%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 18 triệu đồng/người/năm (2005) lên 47 triệu đồng/người/năm (2025). Thu ngân sách từ 40 tỷ đồng tăng lên gần 70 tỷ đồng. Toàn huyện đã có điện lưới quốc gia đến 100% thôn làng, đường giao thông cơ bản hoàn thiện, trường học và trạm y tế được đầu tư nâng cấp. Các khu dân cư kiểu mẫu như Tu Thó, Ba Khen-Long Tro, Mô Za... góp phần thay đổi diện mạo nông thôn miền núi.

Huyện cũng đi đầu trong chuyển đổi số tại vùng cao: phủ sóng wifi miễn phí tại các điểm cộng đồng, tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng số, ứng dụng trong cải cách hành chính và giáo dục. Nhờ sự hỗ trợ từ các đơn vị kết nghĩa như Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai…, nhiều trường học đã được trang bị thiết bị dạy học trực tuyến.

Sâm Ngọc Linh, cây dược liệu chủ lực giúp đồng bào Xơ Đăng, huyện Tu Mơ Rông vươn lên thoát nghèo bền vững.
Sâm Ngọc Linh, cây dược liệu chủ lực giúp đồng bào Xơ Đăng, huyện Tu Mơ Rông vươn lên thoát nghèo bền vững.

Hướng tới giai đoạn mới, theo định hướng của tỉnh Kon Tum, huyện Tu Mơ Rông sẽ sắp xếp lại đơn vị hành chính, tiến tới mô hình gồm 4 xã trọng điểm. Đây là bước đi chiến lược nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, tập trung nguồn lực phát triển toàn diện và bền vững.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông Võ Trung Mạnh khẳng định: “Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy thành quả 20 năm qua, lấy phát triển dược liệu làm nền tảng, du lịch sinh thái và cộng đồng làm động lực, đổi mới tư duy làm kim chỉ nam, sẽ không ngừng đổi mới, không ai bị bỏ lại phía sau".

Chặng đường kế tiếp của Tu Mơ Rông đang mở ra một trang mới của khát vọng vươn lên từ bản sắc, từ tri thức bản địa, từ những vườn sâm ẩn mình dưới tán rừng Ngọc Linh. Không chỉ là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, Tu Mơ Rông đang định hình mình như một hình mẫu của phát triển kinh tế xanh, gắn với bảo tồn văn hóa và ứng dụng công nghệ trong quản trị địa phương. Với sự đoàn kết, sáng tạo và quyết tâm, vùng đất nơi chân núi Ngọc Linh chắc chắn sẽ còn viết tiếp những trang sử vẻ vang hơn nữa trong hành trình tới.

Theo Hoàng Phúc Thắng (NDO).

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

null