Vững niềm tin đi tới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Năm Covid” 2021 gian khó, âu lo trở thành quá khứ, chúng ta đã bước vào năm mới 2022. Bóng dáng những Delta, Omicron vẫn còn đó, nhưng tâm trạng xã hội khác hẳn năm trước-khi làn sóng Covid-19 bắt đầu lan tràn vào Việt Nam, vào Gia Lai.

Bây giờ, chúng ta tự tin chung sống, chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh, xác định chung sống lâu dài, “bình thường mới” với Covid-19. Mục tiêu vừa phòng-chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế-xã hội bước đầu đã thành công.

Thành phố Pleiku hôm nay. Ảnh: Quang Tấn
Thành phố Pleiku hôm nay. Ảnh: Quang Tấn


Lửa thử vàng, gian nan thử sức, trong bối cảnh “chưa có tiền lệ” dịch bệnh bùng phát dữ dội khắp cả nước, Gia Lai đã tranh thủ thời cơ từng giờ, từng ngày để phát triển kinh tế. Đến cuối năm 2021, chúng ta đã hoàn thành hầu hết các mục tiêu đề ra, trong đó có những mục tiêu tăng trưởng kỳ diệu, khó tin, đáng tự hào: GRDP tăng 9,71%, cao hơn mục tiêu đề ra, tăng cao nhất ở Tây Nguyên. Thu ngân sách đạt 7.592 tỷ đồng, bằng 166,8% dự toán trung ương giao, đạt 150,4% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 65,3% so với năm 2020. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 67.272,62 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần so với năm 2020; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 23.597,32 tỷ đồng. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh gây đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, xuất-nhập khẩu trên thế giới hết sức khó khăn, Gia Lai tiếp tục xuất khẩu nhiều lô hàng vào thị trường EU theo Hiệp định EVFTA, đưa giá trị xuất khẩu hàng hóa toàn tỉnh năm 2021 đạt 610 triệu USD, tăng 5,17% so với năm 2020. Năm qua, mặc dù ngành dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 nhưng nhờ hàng loạt dự án điện gió được đầu tư nên tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế vẫn chuyển dịch đúng hướng. Tranh thủ thời cơ, làm tốt công tác phòng-chống dịch, các dự án lớn triển khai đầu tư kịp thời. Đến cuối năm 2021, Gia Lai có 11/17 dự án điện gió thi công hoàn thành, đưa vào vận hành với tổng công suất 692,4 MW, gần bằng công trình thủy điện Ia Ly 10 năm xây dựng, trở thành tỉnh thứ 2 trong nước có số lượng dự án điện gió hoàn thành đúng tiến độ.

Có được những thành quả đáng tự hào đấy là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ngay từ những ngày đầu năm 2021. Vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân. Để triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, UBND tỉnh đã lập nhiều tổ công tác như: Tổ công tác hỗ trợ sản xuất, lưu thông, tiêu thụ hàng hóa nông sản; Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; Tổ công tác chuyên trách triển khai thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động khó khăn trong đại dịch Covid-19... Cùng với công tác chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, những giải pháp quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành của UBND tỉnh đã giúp cho tỉnh ta giữ được mục tiêu tăng trưởng ngoạn mục gần gấp 5 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước năm 2021.

Năm mới 2022 là năm thứ 2 chúng ta thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, tạo nền tảng quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng cả giai đoạn 2021-2025. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết về các chỉ tiêu nhiệm vụ của năm 2022. Gia Lai phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 8,65%. Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tăng cường khả năng thích ứng, khơi dậy nội lực trong tỉnh và tăng cường thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, công tác phòng-chống dịch bệnh đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả” để chăm lo sức khỏe, đời sống cho người dân, tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội.

Những khó khăn chồng chất trong năm 2021 rồi cũng vơi đi. Bên cạnh những khó khăn, phức tạp, những điểm sáng tự hào về kinh tế, những tấm gương nhân nghĩa, hy sinh, đùm bọc, sẻ chia trong đại dịch đã khơi dậy niềm tin yêu, hạnh phúc trong mỗi chúng ta. Những thành tựu đáng tự hào về phòng-chống dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội của năm qua, chúng ta có quyền tin tưởng, kỳ vọng vào thành công, phát triển hơn nữa của tỉnh trong năm mới 2022.

 

BÁO GIA LAI

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.