Vun đắp mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Gia Lai-Champasak

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong tuần, Đảng, Nhà nước và Chính phủ 2 nước Việt Nam và Lào đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962-5/9/2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào (18/7/1977-18/7/2022).

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành đã có Thư chúc mừng gửi đến đồng chí Vilayvong Bouddakham-Bí thư, Tỉnh trưởng cùng Chính quyền và Nhân dân tỉnh Champasak, đồng thời khẳng định mối quan hệ gắn bó mật thiết, hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực giữa tỉnh Gia Lai với tỉnh Champasak thời gian qua cũng như trong tương tai. Có thể khẳng định đó là biểu tượng của mối quan hệ đặc biệt, tình đoàn kết, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt Nam và Lào cả trong 2 cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và trong hòa bình dựng xây.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành (thứ 3 từ phải sang) ký văn bản ghi nhớ giữa 2 tỉnh Gia Lai và tỉnh Champasak (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành (thứ 3 từ phải sang) ký văn bản ghi nhớ giữa 2 tỉnh Gia Lai và tỉnh Champasak (Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Vĩnh Hoàng


Quán triệt thấu đáo lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việt-Lào hai nước chúng ta/Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”, căn cứ vào Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào, ngày 26-9-2016, UBND tỉnh Gia Lai và Ủy ban Chính quyền tỉnh Champasak đã ký Biên bản ghi nhớ chương trình hợp tác giai đoạn 2016-2020. Ngày 28-3-2022, UBND tỉnh Gia Lai và Ủy ban Chính quyền tỉnh Champasak tiếp tục ký kết Bản ghi nhớ chương trình hợp tác giai đoạn 2021-2025. Tại đây, hai bên cũng đã đánh giá kết quả đạt được của Biên bản ghi nhớ giai đoạn 2016-2020, đề ra phương hướng hợp tác giai đoạn 2021-2025 nhằm góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 Đảng, 2 Nhà nước và Nhân dân 2 nước Việt Nam-Lào nói chung, giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Champasak nói riêng.


Thực hiện nội dung Biên bản ghi nhớ, từ năm 2016 đến nay, tỉnh Gia Lai đã đào tạo 5 khóa với 20 lưu học sinh của tỉnh Champasak. Tuy điều kiện còn nhiều khó khăn, song Gia Lai vẫn dành cho các em lưu học sinh đến từ đất nước triệu voi chương trình đào tạo bài bản và chế độ đãi ngộ đặc biệt. Sau khi hoàn thành khóa học, hầu hết các em đều trưởng thành, đặc biệt ấn tượng với vùng đất Tây Nguyên và xem Gia Lai là quê hương thứ 2 của mình.

Cùng với giáo dục-đào tạo, mối quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư, kinh tế-xã hội giữa Gia Lai và Champasak ngày càng được củng cố và phát triển bền vững. Mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 nhưng kim ngạch xuất-nhập khẩu giữa 2 tỉnh vẫn tăng trưởng ổn định. Hiện nay, Gia Lai có 2 doanh nghiệp đang đầu tư tại tỉnh Champasak với Dự án trồng cây ăn quả theo hướng bền vững của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Dự án trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến cà phê bột của Công ty cổ phần Công nghiệp dịch vụ Cao su Chư Păh. Tổng số vốn đầu tư của 2 dự án là 18.221.280 USD, đến nay đã thực hiện 14.306.700 USD, đạt 78,5%. Về giao thông-vận tải, Gia Lai hiện có 65 đơn vị được cấp giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam-Lào, chủ yếu là tỉnh Attapeu và Champasak; trong đó có 10 đơn vị kinh doanh vận chuyển hành khách và 55 đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa.

Để mối quan hệ giữa Gia Lai và Champasak không ngừng được củng cố bền vững, chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang 2 tỉnh duy trì hoạt động trao đổi đoàn, gửi thư chúc mừng, thăm hỏi nhân các ngày lễ, Tết, sự kiện quan trọng của nhau. Theo đó, tỉnh Gia Lai đã cử 6 đoàn sang thăm, chúc Tết cổ truyền tỉnh Champasak; đón tiếp 7 đoàn đại biểu tỉnh Champasak đến thăm và làm việc. Tại các chuyến thăm và làm việc, hai bên thông báo cho nhau về tình hình phát triển kinh tế-xã hội; giới thiệu về tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư; nhấn mạnh về mối quan hệ truyền thống tốt đẹp làm cơ sở cho mối quan hệ láng giềng tiếp tục “đơm hoa, kết trái” trong tương lai.

Tuy đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, song mối quan hệ hợp tác giữa Gia Lai và Champasak vẫn đối diện với một số khó khăn, thách thức. Trước tiên, địa bàn tỉnh Gia Lai không giáp biên giới với Lào nên công tác phối hợp, trao đổi thông tin triển khai các biện pháp nghiệp vụ có thời điểm chưa kịp thời, nhất là công tác phối hợp đấu tranh phòng-chống tội phạm. Đặc biệt, hơn 2 năm qua, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động trao đổi đoàn cũng như quan hệ hợp tác phát triển giữa hai bên.

Vun đắp mối quan hệ đặc biệt giữa Gia Lai và Champasak là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác đối ngoại trong thời gian tới. Theo ông Nguyễn Tùng Khánh-Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Gia Lai, trong những năm tới, hai bên cần tăng cường hợp tác và tiếp tục trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực như: đầu tư, thương mại, khai thác và chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm sản, thủy sản và đầu tư trong lĩnh vực du lịch-dịch vụ, khách sạn, xây dựng đường sá, nhà ở và vận tải hành khách. Cùng với đó, hai bên tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm về công tác dân vận; xây dựng, nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, nhất là thế hệ trẻ 2 nước nói chung và 2 tỉnh nói riêng giữ gìn, vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại; đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch chống phá 2 Đảng, 2 Nhà nước và chia rẽ quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào.

 

 DUY LÊ

 

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.