Vụ Việt Á: Không có vùng cấm, kể cả nghiên cứu khoa học, kể cả ông tướng!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hồi Tổng Giám đốc Việt Á "vào lò", Thượng tá, PGS Hồ Anh Sơn khẳng định: Sai phạm của Việt Á không liên quan nghiên cứu kit xét nghiệm". Hôm qua, ông "tá" Sơn có tên trong danh sách cả loạt tướng tá sai phạm rất nghiêm trọng trong vụ Việt Á.
Kit test không phải do Công ty Việt Á
Kit test không phải do Công ty Việt Á "nghiên cứu và sản xuất" mà nhập từ Trung Quốc. Ảnh: LĐO
Ngoài ông Sơn, danh sách các tướng lĩnh sĩ quan Học viện Quân y sai phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng còn có Trung tướng Nguyễn Viết Lượng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy; Trung tướng Đỗ Quyết - Giám đốc Học viện; Thiếu tướng Hoàng Văn Lương - Phó Giám đốc Học viện kiêm Giám đốc Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự; Đại tá Nguyễn Văn Hiệu - Trưởng Phòng Trang bị, Vật tư...
Những tướng tá này và Ban Thường vụ Đảng uỷ Học viên Quân y đã "vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để một số cán bộ, lãnh đạo Học viện vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước... trong quá trình đề xuất, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp quốc gia nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 và việc mua sắm vật tư, kít xét nghiệm từ Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.
Quá buồn! Cực buồn! Khi mà những tướng lĩnh chỉ huy trong một ngành, một lĩnh vực tưởng phải cao quý, rồi cũng lại sai phạm.
Cái hôm công bố đưa bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR vào sử dụng tháng 3 năm ngoái, có rất nhiều tự ngợi ca về sự tận tuỵ. Rằng khi được giao nhiệm vụ, cả tháng trời cả nhóm nghiên cứu đã "ăn, ngủ cùng virus”. Rồi "Cả cái Tết... ngày nào họ cũng phải "ăn cơm hộp cho nhanh" để còn dành thời gian làm việc. Rằng bất kể đêm hay ngày, họ gần như “cấm trại”, “cố thủ” tại phòng vì đòi hỏi thời gian gấp gáp...
Về vụ Việt Á, Thượng tá, PGS Hồ Anh Sơn, Chủ nhiệm đề tài trị giá gần 19 tỉ đồng từ Ngân sách nhà nước nói ông ấy: Buồn, bức xúc, và mong muốn làm rõ sai phạm, đúng người, đúng việc, tránh để dư luận hiểu sai, ảnh hưởng đến uy tín của các nhà khoa học, những người ngày đêm theo đuổi để nghiên cứu thành công kit xét nghiệm. Vì "Những sai phạm mà cơ quan điều tra đề cập không liên quan quy trình nghiên cứu".
Chắc chắn là trong 80 thành viên tham gia nhóm nghiên cứu ấy, có không ít người ngày đêm lăn lộn, cho một việc cấp bách liên quan đến sức khoẻ, tính mạng của dân. Họ không phải, không thể bị đánh đồng trong những người bị đề nghị kỷ luật ngày hôm nay.
Và có lẽ, chính họ là người muốn làm rõ nhất những kẻ đã lợi dụng mồ hôi nước mắt của mình cho những cú bắt tay gầm bàn. Những món tiền khủng mà những người có chức vụ (có thể) đã nhận, trong khi luôn miệng kêu "một ly cafe cũng không".
3 ông tướng, 2 ông tá phải chịu trách nhiệm trong vụ Việt Á, điều đó cũng khẳng định nguyên tắc "không vùng cấm" kể cả dưới danh nghĩa "nghiên cứu khoa học", kể cả là những... "ông tướng".
Theo ANH ĐÀO (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...