“Virus cơ chế”- cần liều thuốc chữa trị tận gốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cơ chế, khiến Bệnh viện Việt Đức không thể mua hóa chất xét nghiệm. Cơ chế, khiến Bệnh viện Chợ Rẫy trang thiết bị hỏng hóc không thể sửa, vật tư tiêu hao không thể mua. 2 bệnh viện lớn nhất hai đầu đất nước như thể đang nhiễm virus cơ chế vậy.
Máy móc đắp chiếu ở bệnh viện khi không thể tìm kiếm ở đâu được 3 báo giá. Ảnh Nguyễn Ly

Máy móc đắp chiếu ở bệnh viện khi không thể tìm kiếm ở đâu được 3 báo giá. Ảnh Nguyễn Ly

Câu chuyện Bệnh viện Chợ Rẫy phải “gửi bệnh nhân” đi nơi khác đang khiến dư luận rất lo ngại. Là bệnh viện đầu tiên của Việt Nam trang bị hệ thống máy xạ trị gia tốc hiện đại trị giá hơn 30 tỉ đồng, nhưng giờ đây, 2 chiếc đang “đắp chiếu” từ năm ngoái. 2 chiếc còn lại chạy hết công suất suốt từ 6h sáng hôm trước đến 1-2h sáng hôm sau. Nhưng cũng chỉ đáp ứng được 2/3 trong tổng số 400 bệnh nhân ung thư có chỉ định xạ trị.

2/4 máy xạ trị đắp chiếu, 3/5 máy cũng chung tình trạng. Và nguyên nhân là do không thể tìm đâu cho đủ 3 báo giá theo quy định để thực hiện đấu thầu mua sắm mới cũng như sửa chữa, bảo trì.

Ở Bệnh viện Việt Đức, tình trạng cũng na ná, cũng do cơ chế. GS.TS. Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức từng băn khoăn: Một máy xét nghiệm trị giá nhiều chục tỉ đồng sẽ đi kèm với những hóa chất của nó... Khi đấu thầu để mua hóa chất sử dụng cho máy thì rơi vào tình trạng chỉ có một hóa chất, tức là phải chỉ định thầu, và như thế theo quy định là vi phạm pháp luật.

Nói dễ hiểu thì đại khái như một chiếc xe hơi, chỉ có thể thay thế sửa chữa bằng phụ tùng chính hãng. Nhưng “cơ chế” buộc chúng ta phải có 3 báo giá. Mà nếu chỉ dùng 1 báo giá chính hãng thì sẽ phạm luật.

Rất bế tắc. Và sự bế tắc đã từng được đề cập trước Quốc hội từ năm ngoái.

Câu chuyện chợt trở nên cấp bách khi nó đẩy các bệnh viện vào tình thế cạn kiệt, không còn hoá chất vật tư y tế cho điều trị.

Trong cuộc họp với ngành y tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có những chỉ đạo rất linh hoạt khi yêu cầu các bộ ngành trao đổi, đề xuất phương án tháo gỡ, cho phép đấu thầu những loại hóa chất, vật tư tiêu hao, trang thiết bị y tế chỉ có 1 nhà cung cấp. Với các vướng mắc đặc thù của ngành, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế gửi dự thảo nghị quyết tháo gỡ sang Bộ Tư pháp thẩm định để trình Chính phủ trước ngày 1.3.2023.

Nghị quyết của Chính phủ có thể là liều thuốc hữu hiệu giải quyết bế tắc trong mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, vật tư y tế. Nhưng vẫn sẽ chỉ là chuyện chữa cháy nếu chúng ta không sửa đổi “cái gốc” là những quy định trong Luật Đấu thầu.

Đòi 3 báo giá là một biện pháp kiểm soát. Nhưng là bất khả thi với những loại hàng hoá độc quyền, chỉ có 1 nhà cung cấp như đặc thù của ngành y tế.

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...