Vietjet mở 3 đường bay mới tới thành phố đáng sống nhất Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vietjet vừa mở thêm 3 đường bay mới đến Đà Nẵng nhằm kết nối kinh tế-xã hội và văn hóa của khu vực miền Trung-Tây Nguyên với các thành phố trên thế giới.

 
Những hành khách trên đường bay quốc tế đến thành phố Đà Nẵng của hãng hàng không Vietjet. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Những hành khách trên đường bay quốc tế đến thành phố Đà Nẵng của hãng hàng không Vietjet. (Ảnh: CTV/Vietnam+)



Hãng hàng không thế hệ mới Vietjet vừa chào đón những chuyến bay đầu tiên kết nối Đà Nẵng - thành phố đáng sống nhất Việt Nam với Đài Bắc (Đài Loan), Singapore và Hong Kong (Trung Quốc).

Ba đường bay mới kết nối Đà Nẵng với ba trung tâm trung chuyển lớn của khu vực với khắp thế giới là Đài Bắc, Singapore và Hong Kong mở ra cho du khách Việt Nam và quốc tế cơ hội di chuyển dễ dàng đến Đà Nẵng, kết nối tuyến du lịch di sản miền Trung, Đông Dương cũng như cả Đông Nam Á, phát triển vùng kinh tế miền Trung-Tây Nguyên…

Tại Đà Nẵng, Vietjet hiện đang khai thác 12 đường bay trong nước và quốc tế.

Đường bay Đà Nẵng-Đài Bắc bắt đầu khai thác hằng ngày từ 19/12 bằng tàu bay A320/A321 mới, hiện đại. Chuyến bay từ Đà Nẵng cất cánh lúc 10 giờ 50 và đến Đài Bắc lúc 14 giờ 30 (giờ địa phương), chiều ngược lại từ sân bay quốc tế Đào Viên (Đài Bắc) khởi hành dự kiến lúc 15 giờ 30 (giờ địa phương) và đến Đà Nẵng lúc 17 giờ 30. Vietjet hiện là hãng hàng không khai thác nhiều đường bay nhất kết nối Đài Loan (Trung Quốc) với Việt Nam với 9 đường bay.

Đường bay Đà Nẵng-Singapore được khai thác khứ hồi hàng ngày từ 20/12 với thời gian bay khoảng 2 tiếng 40 phút mỗi chặng. Chuyến bay khởi hành từ Đà Nẵng lúc 12 giờ 20 và đến Singapore lúc 15 giờ 55 (giờ địa phương). Chiều ngược lại cất cánh lúc 10 giờ 50 từ Singapore (giờ địa phương) và tới Đà Nẵng lúc 12 giờ 30. Hiện tại, Vietjet khai thác 3 đường bay giữa Việt Nam & Singapore: Hà Nội/Thành phố Hồ Chí Minh/ Đà Nẵng-Singapore với tần suất tổng cộng 4 chuyến/ngày.

Đường bay Đà Nẵng-Hong Kong được khai thác khứ hồi hàng ngày từ 21/12 với thời gian bay khoảng 1 tiếng 45 phút mỗi chặng. Chuyến bay khởi hành từ Đà Nẵng lúc 12 giờ 45 và đến Hong Kong lúc 15 giờ 30 (giờ địa phương). Chiều ngược lại cất cánh lúc 17 giờ 20 (giờ địa phương) từ Hong Kong và tới Đà Nẵng lúc 18 giờ 5. Hiện tại, Vietjet khai thác tổng cộng 3 đường bay giữa Việt Nam-Hong Kong bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh/Phú Quốc/Đà Nẵng-Hong Kong với tần suất tổng cộng 3 chuyến/ngày.

Với đội tàu bay trẻ trung, hiện đại với tuổi bình quân chỉ 2,7 năm, thuộc nhóm dẫn đầu thế giới về các chỉ số an toàn, chất lượng, độ tin cậy kỹ thuật, Vietjet khai thác mỗi ngày hơn 400 chuyến bay, phục vụ gần 100 triệu khách hàng trên khắp thế giới với mạng đường bay phủ khắp các điểm đến Việt Nam và quốc tế đến Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Campuchia, Trung Quốc...

Theo PV (Vietnam+)

 

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.