Vì sao sân bay Long Thành phải lùi tiến độ đến cuối 2026?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo tờ trình điều chỉnh chủ trương dự án đầu tư sân bay Long Thành, Chính phủ đề xuất bổ sung thêm 1 đường cất hạ cánh và điều chỉnh thời gian hoàn thành của giai đoạn 1 đến cuối năm 2026.

Chính phủ vừa có tờ trình Quốc hội về điều chỉnh chủ trương dự án đầu tư sân bay Long Thành. Theo đó có 3 điều chỉnh chính, gồm: đưa đường cất hạ cánh giai đoạn 3 lên giai đoạn 1 (xây dựng song song 2 đường cất hạ cánh).

Dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 sẽ được điều chỉnh lùi thời gian hoàn thành đến cuối 2026 (thay vì mốc quý 3/2026 so với điều chỉnh trước đó), chậm 1 năm so với Nghị quyết của Quốc hội
Dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 sẽ được điều chỉnh lùi thời gian hoàn thành đến cuối 2026 (thay vì mốc quý 3/2026 so với điều chỉnh trước đó), chậm 1 năm so với Nghị quyết của Quốc hội

Điều chỉnh thời hạn hoàn thành giai đoạn 1 đến cuối năm 2026. Đồng thời về trình tự thủ tục cho phép Chính phủ không phải báo cáo Quốc hội thông qua các nội dung thay đổi, trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư giai đoạn 1.

Lý giải cho việc bổ sung thêm đường cất hạ cánh, theo Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng, do thời điểm trình duyệt chủ trương đầu tư, việc xác định nguồn vốn giai đoạn 1 còn khó khăn.

Do đó, Quốc hội quyết nghị giai đoạn 1 chỉ xây dựng 1 đường cất hạ cánh tại khu vực phía bắc. Trường hợp đường cất hạ cánh số 1 này gặp sự cố thì sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đóng vai trò hỗ trợ.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) nhận thấy việc xây dựng ngay đường cất hạ cánh số 3 bên cạnh đường số 1 (cách 400 m về phía bắc), đưa vào khai thác đồng bộ sẽ mang lại nhiều lợi ích.

Trường hợp đường số 1 gặp sự cố, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ bị quá tải, máy bay sẽ phải bay chờ trên không, phát sinh thêm một số chi phí và ảnh hưởng môi trường.

Cũng theo tờ trình, tiến độ đầu tư đường số 3 dự kiến 24 tháng, trong đó thời gian chuẩn bị khoảng 12 tháng và thời gian thi công khoảng 12 tháng. Trường hợp được Quốc hội thông qua nội dung điều chỉnh tại kỳ họp thứ 8 sẽ hoàn thành đường cất hạ cánh số 3 vào cuối năm 2026.

Trước đó, Quốc hội đã phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 94/2015/QH13, giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành sẽ thi công hoàn thành, đưa vào khai thác năm 2025.

"Tuy nhiên, trong quá trình triển khai gặp một số khó khăn khách quan, chủ quan dẫn tới cần phải điều chỉnh thời gian hoàn thành giai đoạn 1 đến quý 3/2026", Bộ trưởng GTVT nêu.

Nguyên nhân việc kéo dài thời gian so với nghị quyết Quốc hội, không thể hoàn thành cuối năm 2025, do thời gian thi tuyển kiến trúc và chuẩn bị, phê duyệt giai đoạn 1 kéo dài; ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, làm chậm tiến độ, đặc biệt trong việc huy động các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam để triển khai thiết kế kỹ thuật.

Đặc biệt, ACV phải tiến hành mời thầu 2 lần, mới lựa chọn được nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm thực hiện gói thầu 5.2 “Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Nhà ga hành khách”...

Vì vậy, để hoàn thành toàn bộ giai đoạn 1 của dự án, bao gồm cả đường cất hạ cánh số 3, Bộ GTVT kính đề nghị Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép điều chỉnh thời gian thực hiện giai đoạn 1 đến cuối năm 2026.

Cho ý kiến thẩm tra, Hội đồng thẩm định Nhà nước cho biết các thành viên hội đồng thống nhất sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư theo đề xuất của Chính phủ. Việc tổ chức khai thác đường cất hạ cánh số 1 và số 3 sẽ giúp nâng cao năng lực khai thác của sân bay Long Thành giai đoạn 1 lên 40 - 50 triệu hành khách/năm.

Bộ GTVT cũng đề xuất nguồn vốn đầu tư đường cất hạ cánh số 3 từ nguồn tiết kiệm trong quá trình triển khai dự án thành phần 3 giai đoạn 1 - khoảng 3.908 tỉ đồng. Việc bổ sung đường số 3 không ảnh hưởng tới phương án huy động vốn qua hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa ACV và các tổ chức tín dụng 1,8 tỉ USD.

Theo Mai Hà (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.