Về quê tập tành nuôi thỏ, anh kỹ sư cầu đường không hối tiếc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bước đầu gặt hái được những thành công từ nghề nuôi thỏ, anh kỹ sư ngành cầu đường Đặng Văn Quang (40 tuổi, trú tại xóm 8, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) dần tin tưởng vào sự lựa chọn bỏ về quê làm nông dân.
Năm 2005, sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Giao thông vận tải chuyên ngành cầu đường, anh Đặng Văn Quang, trú tại xóm 8, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh được nhận vào làm tại một công ty xây dựng trên TP.Hà Nội với thu nhập ổn định, 15 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, sau đó anh đành phải gác lại công việc đã gắn bó với mình hàng chục năm nay để về quê lo việc gia đình.
 Kỹ sư Đặng Văn Quang bỏ phố về quê tập tành nuôi thỏ, bỏ túi 15 triệu đồng/ tháng.
Kỹ sư Đặng Văn Quang bỏ phố về quê tập tành nuôi thỏ, bỏ túi 15 triệu đồng/ tháng.
“Ngày đó tôi chỉ tính về quê một vài năm để sắp xếp công việc gia đình rồi lại lên Hà Nội tiếp tục với công việc của một kỹ sư ngành cầu đường. Nhưng qua thời gian quan sát, tôi thấy sống ở quê cũng có "cửa" để lập nghiệp. Lúc đấy tôi mới nghĩ, người ta ở quê cũng chăn nuôi, trồng trọt vẫn sống tốt thì sao mình không làm được. Từ suy nghĩ đó tôi quyết định ở quê lập nghiệp”- anh Quang kể lại với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Bắt đầu khởi nghiệp, anh kỹ sư cầu đường cũng nuôi đủ các loại vật nuôi khác nhau như là một nông dân thực thụ. Anh nuôi như vậy là để xem loại nào có hiệu quả kinh tế hơn thì mở rộng quy mô. Sau một thời gian dài vừa nuôi thử, vừa tìm hiểu thị trường, anh nhận thấy nghề nuôi thỏ có khả năng sinh lời cao và hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với các loại vật nuôi khác. Sau đó, anh Đặng Văn Quang quyết định đầu tư vào nuôi thỏ với mong muốn có thu nhập ổn định, đủ trang trải cho cuộc sống gia đình.
Giống thỏ được anh Quang lựa chọn nuôi là thỏ Newzealand. Đây là giống thỏ cao sản, vóc dáng to, nhanh lớn, nếu nuôi đúng kỹ thuật thì cho năng suất, sản lượng tốt.
 
Trong quá trình nuôi thỏ, anh Quang không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm, tham gia vào các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật nuôi thỏ, cũng như đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi thỏ cho hiệu quả kinh tế cao ở trong và ngoài tỉnh.
Sẵn có thêm trong tay nghề cơ khí, anh Quang tự xây dựng chuồng trại trên khu đất 230m2 của gia đình và mua thêm 50 cặp con thỏ về nuôi nhằm mở rộng quy mô. “Bỏ về quê mở trang trại nuôi thỏ, gia đình, rồi bạn bè ở trên Hà Nội phản đối nhiều lắm vì chăn nuôi rất nhiều rủi ro, làm nông vất vả, cực nhọc. Nhưng thấy mình quyết tâm quá nên gia đình cũng ủng hộ. May là hiện tại mình đã thành công với mô hình nuôi thỏ này”- anh Quang  chia sẻ.
Được thăm quan mô hình của anh Quang, ấn tượng đầu tiên của phóng viên là những dãy chuồng nuôi thỏ 2 tầng được anh tự thiết kế, vừa đơn giản mà lại hiệu quả, đặc biệt là tiết kiệm đáng kể được chi phí đầu tư. Ngoài ra, anh xây thêm hệ thống xử lý chất thải và thường xuyên vệ sinh nên chuồng thỏ luôn thoáng mát, chính vì điều này mà đàn thỏ của anh hay ăn chóng lớn, khỏe mạnh.
Anh Đặng Văn Quanh chia sẻ, cách thiết kế lồng nuôi thỏ kiểu này giúp anh có thể nuôi thỏ với mật độ nhiều gấp đôi so với các loại lồng nuôi bán sẵn trên thị trường. Lồng nuôi thỏ kiểu này đơn giản dễ làm, tiết kiệm được đáng kể chi phí ban đầu, phù hợp với những người mới khởi nghiệp và còn hạn chế về vốn như gia đình anh.
Trung bình một con thỏ mẹ một năm đẻ được từ 8-10 lứa, mỗi lứa khoảng 6-8 con thỏ con.
Trung bình một con thỏ mẹ một năm đẻ được từ 8-10 lứa, mỗi lứa khoảng 6-8 con thỏ con.
Hiện gia đình anh  Quang đang nuôi gần 1.000 con thỏ, trong đó đàn thỏ nái hơn 130 con. Trung bình mỗi tháng, gia đình anh bán ra trên 450kg thỏ thịt thương phẩm, với mức giá dao động từ 80.000-85.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng anh Quang lãi trên 15 triệu đồng.
Để ổn định đầu ra, anh Quang đã tham gia vào HTX dịch vụ chăn nuôi Sơn Nam trên địa bàn tỉnh Nam Định. Đây là một trong những HTX của tỉnh Nam Định đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam, chuyên cung ứng hàng ngàn con thỏ/tháng với trọng lượng 2 kg/ con trở lên để điều chế vaccine
“Theo thiết kế, diện tích hiện tại sẽ nuôi được khoảng trên 2.000 con thỏ, vì mới đi vào hoạt động nên tôi chỉ nhân nuôi được quy mô đàn 1.000 con. Vì đầu ra của thỏ thịt thương phẩm ổn định nên thời gian sắp tới, tôi sẽ mở rộng quy mô lên trên 2.000 con thỏ, lúc đó kinh tế đem lại sẽ cao gấp đôi bây giờ”- anh Quang tiết lộ.
Cận cảnh các dãy chuồng nuôi thỏ 2 tầng được anh Quang tự nghiên cứu thiết kế.
Cận cảnh các dãy chuồng nuôi thỏ 2 tầng được anh Quang tự nghiên cứu thiết kế.
Cũng theo anh Quang, thỏ New Zealand là một giống thỏ có nhiều ưu điểm như khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon, hấp dẫn...Trung bình một con thỏ mẹ một năm đẻ được từ 8-10 lứa, mỗi lứa khoảng 6-8 con. Thỏ con sau khi sinh nuôi khoảng hơn 4 tháng thỏ sẽ đạt trên 2kg là có thể xuất bán được.
“Để tăng dinh dưỡng và đề phòng bệnh cho thỏ, cần tiêm vắc xin cho thỏ mẹ 6 tháng/lần, thỏ con từ 1,5 tháng tuổi sẽ tiêm một lần cho tới khi xuất bán. Ngoài ra, thỉnh thoảng còn pha các loại vitamin vào nước hoặc thức ăn, để thỏ ăn nhiều, nhanh lớn…”, anh Quang chia sẻ về kỹ thuật nuôi thỏ, kinh nghiệm nuôi thỏ New Zealand.
Theo Phạm Anh (DânViệt)

Có thể bạn quan tâm

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

(GLO)- Với tấm bằng IELTS 8.0, Mai Ngọc Anh (SN 2000)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh ở TP. Pleiku. Nhiều hoạt động hướng về cộng đồng được cô giáo Gen Z triển khai giúp thanh thiếu nhi có thêm những kỹ năng giao tiếp bổ ích.

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

(GLO)- Đại úy Trần Thị Thu Hà-Trợ lý Quân y (Ban Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh. Đặc biệt, chị còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội thao Quân sự quốc tế 2022 (Army Games) tại Liên bang Nga.

Với sự quyết tâm cao, tiểu trại Krông Pa-Phú Thiện đạt giải nhất toàn đoàn của trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX. Ảnh: P.L

Trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX trau dồi kỹ năng, vượt qua thử thách

(GLO)- “Hiểu lý luận-Giỏi kỹ năng-Chinh phục thử thách-Vượt qua chính mình” là điều mà Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh kỳ vọng vào 111 trại sinh tham gia trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX-2024 diễn ra trong 3 ngày (từ 27 đến 29-11) tại Trường Cao đẳng Gia Lai.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

(GLO)- Chỉ sau hơn 2 tuần hoạt động, "Bếp ăn 0 đồng" bên hông Bệnh viện Nhi Gia Lai của đôi bạn thân Phạm Thị Diễm và Huỳnh Thị Trúc Lâm đã trở thành nơi sẻ chia yêu thương và mang lại những suất cơm miễn phí giúp ấm lòng những người bệnh và gia đình khó khăn.