Về Prăng xem lễ đâm trâu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trong những ngày cả nước hân hoan đón chào Quốc khánh 2-9, người Bahnar ở làng Prăng, xã Đak Tơ Pang, huyện Kông Chro, Gia Lai cũng say đắm với hương rượu cần trong lễ đâm trâu đậm đà bản sắc.
Sáng sớm tinh mở ngày đầu tháng 9, khi mặt trời còn đang lấp ló bên kia ngọn núi Chro, làng Prăng đã bắt đầu rộn ràng tiếng nói cười. Ngôi làng yên bình bên dòng suối Hway bỗng dậy sớm hơn thường lệ. Ở nhà rông, lũ làng đã bắt đầu kéo về nhóm lửa, ngọn khói xanh lam nghi ngút thơm mùi củi khô chính thức báo hiệu một ngày hội rộn rã bắt đầu. Già làng Đinh Văn Hlơnh (72 tuổi) cho hay: “Hôm nay làng sẽ làm lễ tạ ơn trời đất. Trước kia, khi làng có nhiều người đau ôm, lũ làng đã cầu nguyện ông trời ban cho dân làng sức khỏe để lên nương, kiếm hạt lúa, cái bắp, củ mì. Nay người làng ai nấy khỏe mạnh, bắp, lúa xanh tươi, suối Hway cho nước ngọt lành nên dân làng Prăng muốn thực hiện lời hứa sẽ cúng tế để tạ ơn ông trời”.
Con trâu đực to khỏe nhất làng sẽ được lựa chọn làm vật cúng tế. Ảnh: Văn Ngọc
Con trâu đực to khỏe nhất làng sẽ được lựa chọn làm vật cúng tế. Ảnh: Văn Ngọc
Prăng là ngôi làng cuối cùng lọt thỏm giữa những cánh rừng ở xã Đak Tơ Pang, huyện Kông Chro. Làng có hơn 80 nóc nhà với gần 500 nhân khẩu hầu hết là người dân tộc Bahnar. Prăng từ lâu nổi tiếng bởi sự xa xôi, cách trở, người dân đa phần sống tách biệt với bên ngoài. Từ trung tâm huyện, men theo con đường ngoằn ngoèo ven suối Hway, vượt qua bao con dốc dựng đứng hiểm trở mới có thể tới được ngôi làng nhỏ bé này. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, giao thông được nhà nước đầu tư, con đường bê tông phằng lì đã dẫn đến tận làng, băng qua suối Hway đến khu vực sản xuất.
Bộ mặt làng Prăng đã đổi mới hoàn toàn. Hàng hóa, nông sản trong làng đã thông thương, lũ trẻ đã gần hơn với con chữ. Với con đường ấy, người Prăng đã sẵn sàng xua đuổi cái đói, cái nghèo đã bám lấy lũ làng suốt nhiều năm qua. Năm nay, mưa thuận gió hòa, nương rẫy phơi phới xanh tươi, dân làng vui mừng chuẩn bị đón một mùa màng no ấm nên quyết định tổ chức tạ ơn đất trời với tấm lòng chân thành nhất.
Lễ tạ ơn là ngày hội lớn với người làng Prăng. Ảnh: Văn Ngọc
Lễ tạ ơn là ngày hội lớn với người làng Prăng. Ảnh: Văn Ngọc
Để làm lễ tạ ơn, người làng phải chọn ra 4 vật tế lễ, gồm: 1 con gà, 1 con heo, 1 con dê và 1 con trâu. Trong đó, lễ đâm trâu là một trong những nghi thức quan trọng nhất. Với người Prăng, con trâu là biểu hiện cho sức mạnh, cho sự cần cù lao động, trâu là một báu vật quý giá trong mỗi gia đình. Bởi vậy, dân làng sẽ cúng tế cho ông trời thứ quý báu nhất của mình để cầu nguyện được ban cho sức khỏe và sự may mắn. Trước lễ đâm trâu, các già làng sẽ tập trung làm mâm cỗ cúng với muối, gạo, thịt heo, thịt dê và thịt gà để cúng tế trong nhà rông.
Sau đó, các già làng sẽ ra cái cọc đóng sẵn trước nhà rông và cùng nhau đọc những lời khấn tế. “Mình cúng thông báo cho những người đã chết để cho họ biết, hôm nay khi nhà rông đã làm xong rồi, dân làng mình mạnh khỏe rồi, đường bê tông cũng đã đến tận làng để họ có thể yên tâm ở cõi atâu. Sau mình cúng thông báo với ông trời, xin với ông trời hôm nay cho phép dân làng mình cúng tế 1 con trâu đực to nhất, khỏe nhất, mong ông trời ban cho tất cả mọi người trong làng có được sự mạnh khỏe”-già Đinh Văn Chít chia sẻ.
Xin ông trời xong, chủ trâu dắt con trâu đến rồi cùng đám thanh niên cột vào chiếc cọc bằng những sợi dây leo trên rừng. Già làng đi dọc con đường hú lên những tiếng thông báo để cả làng tụ tập về khu nhà rông. Thế rồi, trai gái của làng trong những bộ trang phục truyền thống được dệt thổ cẩm người đánh chiêng, đánh trống, người múa xoang vòng quanh con trâu tế lễ. Múa xoang tròn 3 vòng, già làng bắt đầu cầm một chiếc roi đuổi con trâu chạy vòng quanh cho mệt lả rồi lũ thanh niên sẽ dùng dây leo trói chặt 4 chân để cố định con trâu. Khi con trâu đã nằm phủ phục trên nền đất, già làng tiến tới dùng dao nhọn đâm một nhát vào vùng hông, con trâu lớn rú lên vang vọng khắp núi rừng Chro như lời cầu nguyện của người làng Prăng gửi đến đất trời.
Lễ hội góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của người làng Prăng. Ảnh: Văn Ngọc
Lễ hội góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của người làng Prăng. Ảnh: Văn Ngọc
Khi trâu đã chết, dân làng cắt đầu và dùng máu trâu đặt trước cây nêu ở nhà rông để tế trời. Phần thân trâu sẽ được xẻ thịt và chia đều cho hơn 80 hộ dân và những vị khách tham dự. Mỗi nhà sau khi nhận được thịt trâu thì sẽ mang đến nhà rông một ghè rượu cần. Không khí ở nhà rông chẳng mấy chốc như ngày hội lớn. Đàn ông cắm cúi xẻ thịt nướng, phụ nữ lúi cúi bên nồi cháo nấu từ thân cây chuối, lũ trẻ con xúm xít chạy nhảy nhốn nháo cả một vùng rộng lớn.
Khi mặt trời ngả bóng, cái nắng đã bớt gắt gỏng thì lũ làng cùng kéo nhau quây quần dưới mái nhà rông. Đã từ rất lâu rồi, người làng Prăng mới được sum vầy đông đủ và no say đến vậy. Họ đốt lửa, đánh cồng chiêng, múa xoang và cùng uống rượu cần. Họ tự cho phép mình chuếnh choáng hơi men trong 2 ngày lễ hội để sau đó tiếp tục trở về với những nương rẫy miên man trùng điệp.  
Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.