Vào điểm nóng Covid-19 (*): Tín hiệu vui từ những ngày gian khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Số ca bệnh Covid-19 được xuất viện tại TP HCM đang tiếp tục tăng, trung bình hơn 1.000 ca/ngày, chính là niềm động viên to lớn đối với đội ngũ y tế trong trận chiến cam go này

Em bé chào đời trong khu điều trị Covid-19 của Bệnh viện Từ Dũ. Ảnh do bệnh viện cung cấp
Em bé chào đời trong khu điều trị Covid-19 của Bệnh viện Từ Dũ. Ảnh do bệnh viện cung cấp
Hạn chế việc bệnh nhân chuyển nặng nhờ phân tầng bệnh viện (BV), sử dụng các phương tiện theo dõi căn bản, ít chi phí nhất; hỗ trợ kịp thời những bệnh nhân có bệnh lý nặng… đã giúp các bác sĩ đạt được nhiều kết quả khả quan.
Phân tầng bệnh viện
BV Điều trị Covid-19 Trưng Vương là BV tầng 4 trên "tháp 5 tầng" của Sở Y tế TP HCM. Theo TS-BS Lê Thanh Chiến, Giám đốc BV, mô hình bên trong BV cũng được chia 4 tầng, có những "khoa dã chiến" dành cho bệnh nhân mắc Covid-19 có bệnh nền tạm thời chưa chuyển biến xấu, các khoa phù hợp cho những bệnh nhân nặng hơn, nằm tầng cao nhất là Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, tiếp nhận các bệnh nhân nguy kịch.
Nhân viên y tế ở đây đã thực hiện những thao tác đơn giản, ít tốn kém nhưng rất hiệu quả để hạn chế số bệnh nhân chuyển nặng, ví dụ theo dõi SPO2 (độ bão hòa ôxy trong máu ngoại vi) thường xuyên qua dụng cụ kẹp ở đầu ngón tay. Thấy SPO2 xuống dưới 93% là phải cho bệnh nhân thở ôxy ngay, bởi lẽ bệnh nhân thường suy hô hấp vì 2 lý do: bệnh Covid-19 và cả sự mệt mỏi cơ hô hấp do không được hỗ trợ hô hấp sớm.
Phác đồ điều trị Covid-19 của BV Điều trị Covid-19 Trưng Vương còn khuyến cáo sử dụng sớm thuốc kháng viêm (corticoid), kháng đông, hạn chế sử dụng kháng sinh đối với các trường hợp viêm phổi chưa có bằng chứng nhiễm vi trùng. Những điều này giúp hạn chế số bệnh nhân chuyển nặng, giảm áp lực cho khối hồi sức - cấp cứu. Dù là nơi điều trị bệnh nhân nặng nhưng thống kê từ ngày 18-6 đến 20-7, nơi đây đã có 372 bệnh nhân xuất viện. Từ đó đến nay, mỗi ngày lại có thêm nhiều bệnh nhân khỏi bệnh, có ngày lên tới vài chục người.
Tiếng khóc kỳ diệu
Giữa cuộc chiến cam go, những BV điều trị Covid-19 có khoa sản đã nhiều lần nhận được niềm vui bất ngờ.
Ngay ngày đầu tiên chia thành 2 nửa: một bên là BV Từ Dũ, một bên là BV Điều trị Covid-19 Từ Dũ, được ngăn cách bởi con đường Cống Quỳnh, tiếng khóc của bé gái đầu tiên đã vang lên ở khu vực điều trị Covid-19. Đó là một bé gái nặng 3,75 kg, được các bác sĩ, nữ hộ sinh tham gia ca mổ sinh mô tả là "hồng hào và khóc rất to".

Các bệnh nhân nhận hoa từ đại diện Sở Y tế TP HCM và Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 7 trong ngày xuất viện. Ảnh do bệnh viện cung cấp
Các bệnh nhân nhận hoa từ đại diện Sở Y tế TP HCM và Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 7 trong ngày xuất viện. Ảnh do bệnh viện cung cấp
Theo TS-BS Lê Quang Thanh, Giám đốc BV Từ Dũ, BV đã triển khai một khu vực riêng biệt, quy mô lớn để tiếp nhận các thai phụ có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Ngoài "tổng hành dinh", nhân lực BV Từ Dũ đang tiếp ứng ở 2 nơi khác là BV Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 1 và BV Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 7. Cách phân chia này giúp sản phụ, bệnh nhân không mắc Covid-19 yên tâm điều trị ở khu vực tách biệt. Đồng thời, một phần nhân lực của BV góp sức hiệu quả trong việc điều trị các bệnh nhân Covid-19 tại những BV dã chiến khác.
Trước đó, hàng loạt thai phụ, sản phụ mắc Covid-19 khác đã được đưa đến BV Điều trị Covid-19 Trưng Vương. Cháu bé đầu tiên ra đời ở đây là vào tối 25-6. Người mẹ nhập viện với vết mổ lấy thai cũ, có tình trạng đái tháo đường thai kỳ nên các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật để "bắt con". Một bé gái nặng 3,2 kg chào đời khỏe mạnh.
"Cảm giác lúc đó mình thấy vui lắm! Sản phụ có một mình, lúc đó đang phải thở ôxy qua mũi nên tôi giúp chị chăm bé" - nữ hộ sinh Huỳnh Thị Lan, một trong những người tham gia ca sinh đầu tiên, kể lại.
Người mẹ cũng sớm hồi phục sức khỏe sau đó. Từ đó đến nay, khoa sản này đã đón hơn 10 cháu bé. Nhiều cháu đã xuất viện khỏe mạnh mà không hề nhiễm SARS-CoV-2.
Chạy đua với tử thần cứu bệnh nhân nặng
Sau hơn 1 tuần tách đôi BV vừa điều trị bệnh nhân Covid-19 vừa điều trị bệnh thông thường, BV TP Thủ Đức đã bố trí một khu riêng biệt, hiện đã tiếp nhận 367 bệnh nhân Covid-19 với 300 giường được giao.
BS Nguyễn Lan Anh, Phó Giám đốc BV TP Thủ Đức, cho hay lực lượng điều trị ở cả 2 khu đều được phân bố hợp lý với mong muốn hỗ trợ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân Covid-19 phát hiện tại BV cũng như "chia lửa" hiệu quả với các BV tuyến cuối.
Theo BS Nguyễn Bá Tùng - phụ trách điều trị bệnh nhân Covid-19 tổng hợp, khu điều trị bệnh nhân Covid-19 của BV TP Thủ Đức - trong giai đoạn đầu, còn gặp một số khó khăn nhưng mọi người đều đồng sức, đồng lòng cũng như nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình của những nhà hảo tâm. Trong thời gian tới, sẽ có khoảng 15-20 bệnh nhân Covid-19 được xuất viện, về nhà tiếp tục theo dõi sức khỏe. Đó là tín hiệu vui, niềm động viên toàn thể cán bộ, nhân viên y tế tiếp tục cố gắng.
BV Hồi sức Covid-19 là tầng tháp cuối cùng - chốt chặn cao nhất trong công tác điều trị Covid-19 tại TP HCM với quy mô 1.000 giường - đặt tại khu điều trị nội trú BV Ung bướu cơ sở 2 (TP Thủ Đức). TS-BS Đỗ Quốc Huy, Phó Giám đốc BV Nhân Dân 115 kiêm Phó Giám đốc BV Hồi sức Covid-19, chia sẻ dù mới đưa vào hoạt động trong thời gian ngắn nhưng BV đã đạt được kết quả đáng ghi nhận khi "chuyển loại" thành công cho nhiều bệnh nhân nặng trở về mức độ vừa và nhẹ.
Theo BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc BV Chợ Rẫy kiêm Giám đốc BV Hồi sức Covid-19, BV đang có tổng số 651 nhân viên đến từ rất nhiều BV tại TP HCM, trung ương, các sở y tế Phú Thọ, Hải Phòng… Thời gian qua, BV đã tiếp nhận khoảng 400 bệnh nhân, có 83 bệnh nhân nặng, nguy kịch chuyển sang cấp nhẹ hơn và được chuyển sang các BV cấp nhẹ hơn để tiếp tục điều trị. Đáng chú ý, 17 bệnh nhân đầu tiên vừa được xuất viện trong ngày 26-7. Đây đều là những trường hợp nặng, nguy kịch với nhiều đặc điểm tình trạng bệnh khác nhau. Với sự cố gắng của tập thể y - bác sĩ, các bệnh nhân đã được chăm sóc chu đáo, hồi phục hoàn toàn, bảo đảm đủ điều kiện để xuất viện và tiếp tục theo dõi tại nhà theo quy định của Bộ Y tế.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM ngày 29-7 cho biết trong ngày 28-7, có thêm 3.851 bệnh nhân xuất viện, tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi dịch bệnh bắt đầu là 25.189. Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hữu Hưng cho rằng đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác điều trị bệnh Covid-19 của thành phố. Dự tính trong những ngày tới, số ca bệnh được xuất viện tại thành phố sẽ tiếp tục tăng, trung bình hơn 1.000 ca/ngày. 
ANH THƯ - HẢI YẾN (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.