Vận tải hàng hóa vào vùng dịch cần phương án phù hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, việc lưu thông hàng hóa, nhất là nhu yếu phẩm, thực phẩm tươi sống vào các vùng dịch như TP. Hồ Chí Minh hiện đối mặt với rất nhiều khó khăn, rủi ro. Vì vậy, các doanh nghiệp vận tải rất mong có một phương án phù hợp để hoạt động này diễn ra thuận lợi, an toàn.

Vận tải khách đóng băng, một số nhà xe đã mua sắm xe tải vận chuyển hàng hóa để tạo nguồn thu nhất định. Ảnh: Lê Hòa
Vận tải khách đóng băng, một số nhà xe đã mua sắm xe tải vận chuyển hàng hóa để tạo nguồn thu nhất định. Ảnh: Lê Hòa

Công ty TNHH Vận tải và Du lịch Thuận Tiến vừa quyết định đặt mua 2 xe tải loại 5 tấn để chở hàng nhằm tìm nguồn thu vượt qua giai đoạn khó khăn trước tình hình vận tải khách các tuyến Gia Lai đi TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số tỉnh đang đóng băng. Tuy nhiên, để tổ chức được một chuyến hàng đi TP. Hồ Chí Minh rồi trở về hiện gặp không ít khó khăn.

Ông Đặng Văn Hiền-Phó Giám đốc phụ trách điều hành Công ty TNHH Vận tải và Du lịch Thuận Tiến-cho hay: “Ngày 7-7, 2 tài xế của chúng tôi lái xe từ Gia Lai vào TP. Hồ Chí Minh. Do không nắm được quy định của một số tỉnh, thành là phải có giấy xét nghiệm âm tính mới cho qua chốt nên tài xế không chuẩn bị trước. Nửa đêm, xe đến chốt kiểm soát giữa tỉnh Đak Nông và Bình Phước thì không thể đi tiếp. Tài xế quay ngược trở lại thị xã Gia Nghĩa để xét nghiệm. Khi có kết quả âm tính và được đi tiếp thì đã quá muộn. Hàng hóa trên xe đa phần là hàng tươi sống nhưng thời gian di chuyển quá lâu nên đã bị hư hỏng, khách hàng khiếu nại, yêu cầu bồi thường. Khi quay về đến chốt kiểm soát dịch bệnh tại cầu 110 (giáp ranh giữa Đak Lak và Gia Lai), sau khi khai báo y tế, 2 tài xế được yêu cầu cách ly tại nhà 14 ngày. Thấy khó khăn quá nên chúng tôi nghỉ luôn, không nhận vận chuyển hàng vào TP. Hồ Chí Minh”.

Tài xế dừng xe để kiểm tra, khai báo y tế tại chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19 khu vực cầu 110, huyện Chư Pưh trên quốc lộ 14 (ranh giới giữa Gia Lai-Đak Lak). Ảnh: Như Nguyện
Tài xế dừng xe để kiểm tra, khai báo y tế tại chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19 khu vực cầu 110, huyện Chư Pưh trên quốc lộ 14 (ranh giới giữa Gia Lai-Đak Lak). Ảnh: Như Nguyện


Cũng theo ông Hiền, việc Gia Lai chưa thực hiện được test nhanh Covid-19 cũng khiến doanh nghiệp vận tải muốn đưa hàng đi TP. Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn. “Tài xế muốn xét nghiệm phải nhập viện 1 ngày. Từ TP. Hồ Chí Minh về có kết quả test nhanh âm tính nhưng vẫn phải tiếp tục cách ly khiến tài xế không muốn chạy tuyến này”-ông Hiền nói.

Doanh nghiệp vận tải liên vận quốc tế còn khó khăn hơn bởi không biết sẽ xoay xở như thế nào để đảm bảo duy trì sản lượng vận tải hàng hóa theo các đơn hàng đã ký kết. Ông Trương Minh Cảnh-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cảnh Quang Gia Lai-cho hay: “Việc đổi tài tại Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum) khiến doanh nghiệp phải tăng lượng tài xế lên gấp đôi. Giờ tài xế từ TP. Hồ Chí Minh về Gia Lai bắt buộc cách ly thì thực sự không biết tìm đâu ra người để làm việc”. Theo ông Cảnh, hàng hóa từ Lào về Việt Nam chủ yếu được đưa vào TP. Hồ Chí Minh. Bây giờ, nếu người từ TP. Hồ Chí Minh về Gia Lai bị cách ly, việc bố trí thêm một lớp tài xế đón đầu trong thành phố có thể sẽ là phương án tiếp theo phải tính tới nếu tình hình dịch bệnh phức tạp còn kéo dài. Tuy nhiên, nếu làm như vậy, cộng với các khoản chi phí như xét nghiệm Covid-19 phải thực hiện liên tục thì chi phí vận hành của doanh nghiệp quá cao. “Tài xế đi tỉnh nào hầu như cũng đã có test nhanh Covid-19 nhưng Gia Lai thì chưa”-ông Cảnh băn khoăn.

 Tài xế xe tải thực hiện khai báo y tế tại Chốt kiểm soát dịch Covid-19 khu vực Cầu 110-quốc lộ 14 (giáp ranh Gia Lai-Đak Lak). Ảnh: Như Nguyện
Tài xế xe tải thực hiện khai báo y tế tại chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19 khu vực cầu 110, huyện Chư Pưh trên quốc lộ 14 (ranh giới giữa Gia Lai-Đak Lak). Ảnh: Như Nguyện



Trước tình hình đó, đại diện một số doanh nghiệp đã có đơn gửi kiến nghị Sở Giao thông-Vận tải và Sở Y tế đề nghị hỗ trợ xây dựng phương án vận tải hàng hóa phù hợp. Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Đình Tuấn-Phó Giám đốc Sở Y tế-cho biết: Việc triển khai xét nghiệm cho tài xế vận tải hàng hóa chưa có chỉ đạo chung trên toàn quốc, các địa phương tùy theo tình hình mà triển khai cho phù hợp. Về phía tỉnh Gia Lai, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xây dựng phương án xét nghiệm cho các tài xế vận tải hàng hóa, hiện đã có kế hoạch và đang chờ UBND tỉnh phê duyệt. Trước mắt, tài xế, doanh nghiệp vận tải hàng hóa thiết yếu có thể đăng ký xét nghiệm Covid-19 tại Sở Giao thông-Vận tải và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sẽ triển khai lấy mẫu xét nghiệm.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Y tế, đối với tài xế từ vùng dịch nếu chỉ vận chuyển hàng hóa đi ngang qua địa bàn tỉnh thì đề nghị không tiếp xúc với người dân, không vào ăn uống tại các hàng quán, không dừng đỗ xe nơi đông người và phải thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch. Khi vận chuyển lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, nguyên vật liệu sản xuất… từ địa phương khác vào tỉnh thì cần khai báo y tế tại các chốt kiểm soát, có thể thay đổi tài xế tại địa bàn để đưa hàng hóa về nơi tập kết đảm bảo an toàn phòng-chống dịch.

 Vận tải hàng hóa giúp giữ vững mạch máu giao thương, luân chuyển, trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh, thành và cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cần thiết cho người dân. Ảnh: Lê Hòa
Vận tải hàng hóa giúp giữ vững sự giao thương, trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh, thành và cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cần thiết cho người dân. Ảnh: Lê Hòa

Theo thông báo của Sở Giao thông-Vận tải, từ ngày 12-7 cho đến khi có thông báo mới dừng tất cả các loại hình vận tải hành khách công cộng (xe tuyến cố định, xe hợp đồng, taxi, xe du lịch) từ Gia Lai đến địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Trà Vinh (từ ngày 13-7) và ngược lại. Hoạt động vận chuyển của các tuyến vận tải hành khách có hành trình qua tỉnh Thái Nguyên, Trà Vinh thì không được dừng, đỗ để đón, trả khách.

Sở Giao thông-Vận tải tỉnh Kon Tum cũng thông báo, từ ngày 13-7, dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt từ TP. Kon Tum đi TP. Pleiku và ngược lại cho đến khi có thông báo mới.

HÀ SỰ


 HẢI LÊ-NHƯ Ý

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.