Văn hóa và sản phẩm kinh doanh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Vài ngày qua, nhiều người dùng mạng xã hội bày tỏ sự không hài lòng với bài viết giới thiệu sản phẩm mới của một doanh nghiệp Việt, khi có quá nhiều sự nhập nhằng trong các họa tiết hoa văn và chất liệu - nhất là khi tôn vinh văn hóa Việt nhưng lại dùng chất liệu nước ngoài. Doanh nghiệp này đã cầu thị, kịp thời xin lỗi và cho thiết kế lại sản phẩm.
Thực tế cho thấy, việc dùng yếu tố văn hóa truyền thống, văn hóa bản địa mở đường cho sản phẩm kinh doanh không phải dễ dàng và càng không thể làm qua loa. Thời gian qua, có không ít nhóm cộng đồng vì niềm tự hào văn hóa truyền thống mà tự “gánh” cho mình những phần việc quá sức trong những công trình gọi là phục dựng hay thậm chí chỉ là phỏng dựng. Điển hình như nhiều dự án về Việt phục xưa hiện chỉ dừng ở mức phỏng dựng, vì một số dáng áo và kỹ thuật dệt vải xưa hoàn toàn không còn bản gốc đối chiếu; chỉ có thể ngày càng tiệm cận với bản gốc qua việc phát hiện những tình tiết, dữ liệu mới và cập nhật dần.
Việc hài hòa yếu tố văn hóa truyền thống, văn hóa bản địa cùng dòng chảy đương thời, không thể chỉ là chạy theo trào lưu cổ phong bề nổi. Không thể mang một kiểu hoa văn của triều đại nào đó, gắn lên một sản phẩm hiện đại rồi gọi đó là hài hòa văn hóa truyền thống vào dòng chảy đương đại được. Các thành tố khi đặt cạnh nhau phải tương đồng, tôn vinh nhau và thể hiện được bản sắc truyền thống tốt đẹp.  
Văn hóa bản địa vốn là câu chuyện đa dạng, trải theo chiều dài đất nước. Chúng ta có 54 dân tộc anh em; mỗi dân tộc có đặc trưng riêng về văn hóa, nếp sinh hoạt. Lằn ranh giữa tôn vinh văn hóa bản địa và chiếm dụng văn hóa rất mong manh. Tôn vinh văn hóa phải là quá trình lao động sáng tạo đa chiều, tiếp thu, học hỏi và thấu hiểu các vấn đề từ vật chất đến tinh thần của nền văn hóa bản địa đang nghiên cứu; tạo điều kiện để cộng đồng nói lên tiếng nói văn hóa của chính mình. Nếu thiếu vắng các yếu tố này thì việc tôn vinh chỉ còn là chiếm dụng văn hóa. 
Dùng văn hóa truyền thống, văn hóa bản địa mở đường cho những sản phẩm kinh doanh hay những dự án vì bản sắc dân tộc là điều đáng ghi nhận và trân trọng. Tuy nhiên, muốn chinh phục được khách hàng cần có một lộ trình nghiên cứu thật bài bản, để mỗi sản phẩm thực sự chạm đến trái tim người dùng vì niềm tự hào bản sắc Việt Nam.
THIÊN THANH (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.