Ứng phó thuế đối ứng 46%: Tăng nội lực, hỗ trợ doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với việc Việt Nam đang xuất siêu hơn 100 tỉ USD sang Mỹ, việc hướng tới cân bằng thương mại là quá khó

Những tác động từ chính sách áp thuế đối ứng 46% của Mỹ sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam, đòi hỏi cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về chính sách và chiến lược ứng phó trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn.

Theo đó, Chính phủ cần chủ động tiếp cận các kênh đối thoại song phương với Mỹ để tìm kiếm các biện pháp miễn trừ hoặc giảm nhẹ mức thuế áp dụng, ít nhất là đối với một số mặt h8àng chiến lược.

Nhà nước cần triển khai ngay các gói hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế của Mỹ: Miễn giảm thuế trong nước, giãn nợ, hỗ trợ tín dụng ưu đãi, giảm chi phí vận tải, logistics, chi phí hành chính, chi phí không chính thức và đào tạo kỹ năng cho người lao động. Cần phát huy vai trò của các trung tâm xúc tiến thương mại, chuyển đổi số và công nghệ nhằm tăng cường cung cấp thông tin, công cụ và đào tạo cho DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. Mục tiêu là giúp DN nhanh chóng thích ứng với môi trường thuế quan mới.

Các DN Việt Nam cần nỗ lực, với sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ, trực tiếp là Bộ Công Thương, đẩy nhanh tiến trình đa dạng hóa thị trường để giảm lệ thuộc vào thị trường Mỹ. Các thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN, Trung Đông và châu Phi cần được khai thác mạnh mẽ hơn thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đang là thành viên.

Với việc Việt Nam đang xuất siêu hơn 100 tỉ USD sang Mỹ, việc hướng tới cân bằng thương mại là quá khó. Mục tiêu của Mỹ cũng không phải cân bằng thương mại về 0 mà là đạt được lợi thế, sự cải thiện so với hiện nay. Điều này Việt Nam có thể làm được. Giải pháp cần làm là đa dạng hóa thị trường, tăng cường nhập khẩu một số mặt hàng công nghệ, dây chuyền máy móc, thiết bị hiện đại từ Mỹ - phù hợp với bối cảnh nâng cấp khoa học, công nghệ của DN - với điều kiện là nhà nước hỗ trợ về vốn tín dụng ưu đãi lãi suất. Đây là chiến lược trung và dài hạn nhằm gia tăng sức chống chịu cho nền kinh tế trước các cú sốc thương mại.

Về dài hạn, Việt Nam cần chuyển từ chiến lược xuất khẩu giá rẻ sang mô hình xuất khẩu dựa trên giá trị gia tăng cao. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện thiết kế, phát triển thương hiệu và tích hợp công nghệ sẽ giúp hàng hóa Việt Nam giữ được vị thế dù phải chịu mức thuế cao.

Thực tế, trong hơn 100 tỉ USD hàng hóa thặng dư thương mại với Mỹ, rất nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam không cạnh tranh trực diện với hàng hóa sản xuất trực tiếp của Mỹ. Trong quá trình đàm phán với Mỹ để có mức thuế đối ứng phù hợp hơn, nhà nước cần làm rõ, minh bạch trong vấn đề nguồn gốc xuất xứ. Cung cấp các dữ liệu về thương mại cho thấy Việt Nam có nỗ lực nội địa hóa, hướng tới đa dạng hóa các chuỗi cung ứng…

Từng ngành hàng cần chủ động đánh giá lại vị thế cạnh tranh của mình, bao gồm cả lợi thế lẫn thách thức, để xây dựng các kịch bản ứng phó phù hợp và linh hoạt. Cần xây dựng cơ chế liên kết, hợp tác bền chặt giữa nhà nước - DN - các hiệp hội ngành hàng - và các tổ chức quốc tế để cùng xây dựng kịch bản ứng phó, tăng cường dự báo và hoạch định chính sách chiến lược.

TS Đỗ Thiên Anh Tuấn (Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright)

Theo Thái Phương ghi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

(GLO)- Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, chỉ còn vài ngày nữa, đất nước ta chính thức bước vào cuộc chuyển mình vĩ đại nhất kể từ ngày thống nhất non sông. Sự thay đổi về mô hình chính quyền địa phương lần này sẽ đem lại diện mạo hành chính mới, tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả.

Vì một nền thương mại sạch

Vì một nền thương mại sạch

Lực lượng chức năng triệt phá các đường dây buôn lậu, kinh doanh hàng gian hàng giả với quy mô lớn; hàng loạt vụ vứt bỏ hàng hóa nghi hàng gian, hàng giả; nhiều người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội sa lưới luật pháp vì trốn thuế, kinh doanh hàng kém chất lượng…

Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

"Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi".

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Phòng ngừa rủi ro UAV

Phòng ngừa rủi ro UAV

Trong chuyến đi đến thủ đô Washington D.C của Mỹ vào cuối năm 2024, người viết từng có ý định mang theo một chiếc flycam (máy bay không người lái - UAV - chuyên chụp hình, quay phim) loại nhỏ để phục vụ công việc.

Hướng đến mục tiêu kép

Hướng đến mục tiêu kép

Tin tưởng, nhưng không ít trăn trở, âu lo là thông điệp được gửi gắm trong phát biểu của nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội vào hôm qua 17-6.

null