Tuổi trẻ Krông Pa trồng cỏ vetiver chống sạt lở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để khắc phục tình trạng sạt lở, xói mòn đất, được sự tài trợ của nhóm 2BHome & Friends, Huyện Đoàn Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tiến hành trồng 30.000 hom cỏ vetiver tại 2 xã Uar và Ia Hdreh.

Mặc dù mới được triển khai từ tháng 8-2023 song Mô hình trồng cỏ vetiver do Huyện Đoàn Krông Pa phối hợp với nhóm 2BHome & Friends thực hiện thí điểm tại 2 xã Uar và Ia Hdreh đã mở ra cơ hội mới trong tạo dựng lại hệ sinh thái, khắc phục tình trạng sạt lở, xói mòn đất đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương.

Những năm qua, do tác động của biến đổi khí hậu, nước lũ dâng cao khiến bờ sông, suối ở huyện Krông Pa liên tục bị sạt lở, cuốn trôi nhiều diện tích hoa màu của người dân.

Để khắc phục tình trạng trên, được sự tài trợ của nhóm 2BHome & Friends, Huyện Đoàn Krông Pa đã tiến hành trồng 30.000 hom cỏ vetiver tại 2 xã Uar và Ia Hdreh. Trong đó, 23.500 hom cỏ được trồng phủ xanh 3 ha đất dọc bờ suối và 6.500 hom cỏ giao cho 8 người dân tự trồng để giữ đất rẫy, chống xói mòn.

Sau 4 tháng trồng, giống cỏ vetiver được đánh giá rất phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của huyện Krông Pa, mở ra nhiều triển vọng phát triển trong tương lai.

Cỏ vetiver được Huyện Đoàn Krông Pa trồng phủ xanh dọc bờ sông, suối để chống sạt lở, xói mòn đất. Ảnh: Vũ Chi

Cỏ vetiver được Huyện Đoàn Krông Pa trồng phủ xanh dọc bờ sông, suối để chống sạt lở, xói mòn đất. Ảnh: Vũ Chi

Cỏ vetiver thường mọc thành bụi. Đặc điểm nổi bật của giống cỏ này là bộ rễ dài, lên tới 4 m khi cây trưởng thành. Vì vậy, nó được ví như một loại “bê tông sinh học”, sử dụng để gia cố các công trình thủy lợi, giúp chống sạt lở, xói mòn.

Bên cạnh đó, thân cỏ hướng thẳng đứng, cao từ 1,5-2m, có vị ngọt, rất thích hợp làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc hay nuôi cá lồng bè. Nếu phát triển tốt, sau 2 tháng trồng có thể cắt cỏ cho gia súc ăn, 6 tháng có thể tách hom để nhân rộng diện tích.

Cỏ vetiver cũng có thể trồng xen với nhiều loại cây trồng khác trên đất rẫy để chống xói mòn, đặc biệt là cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày nhờ giữ được độ ẩm và tạo độ tơi xốp cho đất.

Chị Nay H’Ui-Bí thư Đoàn xã Ia Hdreh-cho hay: Ngoài 5.000 hom cỏ được trồng phủ xanh 6.000 m2 đất dọc bờ suối Ia Hdreh, trên địa bàn xã còn có 1 hộ dân đăng ký trồng 2.500 hom cỏ vetiver trên diện tích 2.500 m2 đất rẫy. Diện tích này trước đây hộ dân trồng mì, nhưng do nằm dọc bờ suối nên mỗi lần nước lũ dâng cao, đất hay bị xói mòn, cây trồng bị cuốn trôi gây thiệt hại lớn.

Riêng diện tích trồng dọc bờ suối gặp bất lợi khi vừa xuống giống, cây chưa phát triển thì gặp mưa lớn, nước dâng cao, cuốn trôi 1 phần diện tích. Bên cạnh đó, diện tích trồng nằm xa khu dân cư gây khó khăn cho việc quản lý, các hộ dân chăn thả gia súc nhiều, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây.

“Do lần đầu tiên được triển khai, đoàn viên cũng như người dân chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc trồng và chăm sóc còn nhiều bỡ ngỡ; cây cỏ chưa phát triển đúng tiến độ.

Thời gian tới, Đoàn xã tăng cường tuyên truyền, cắm biển mô hình để nâng cao ý thức của người dân, chung tay bảo vệ diện tích cỏ đã xuống giống. Khi cây cỏ đã phát triển tốt, không chỉ là nguồn thức ăn dồi dào cho gia súc mà còn chống sạt lở đất, bảo vệ chính tài sản của người dân”-Bí thư Đoàn xã Ia Hdreh chia sẻ.

Đoàn thanh niên xã Uar phát động trồng cỏ vetiver dọc bờ suối có nguy cơ sạt lở đất. Ảnh: Vũ Chi

Đoàn thanh niên xã Uar phát động trồng cỏ vetiver dọc bờ suối có nguy cơ sạt lở đất. Ảnh: Vũ Chi

Theo anh Nay Chương-Ủy viên Ban Thường vụ Huyện Đoàn Krông Pa, cỏ vetiver không chỉ có tác dụng chống sạt lở, xói mòn đất mà còn có khả năng hấp thụ các kim loại nặng trong môi trường đất.

Thời gian tới, khi cỏ vetiver phát triển, Huyện Đoàn sẽ trồng nhân rộng trên các bãi rác, quanh các chợ dân sinh, các khu vực chăn nuôi ô nhiễm để bảo vệ môi trường.

Sau khi khảo sát, đánh giá mô hình thí điểm ở 2 xã, nhóm 2BHome & Friends đã quyết định chọn Krông Pa làm địa phương nhân giống cỏ vetiver để cung cấp cho các tỉnh, thành khác. Vì vậy, khi cỏ phát triển tốt, người dân có thể tách hom cỏ, bán lại cho đơn vị tài trợ.

Qua tìm hiểu, ngoài làm thức ăn cho chăn nuôi, thân cỏ có thể dùng làm đồ thủ công mĩ nghệ, rễ cỏ có thể làm nguyên liệu chế biến nhang. Vì vậy, nếu khai thác tốt, loài cỏ vetiver sẽ mang lại hiệu quả kép, không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, chống sạt lở mà có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp tăng thu nhập cho người dân.

Trong chuyến khảo sát điểm trồng cỏ vetiver đầu tháng 11 vừa qua, đại diện đơn vị tài trợ, chị Phạm Thị Việt Hà-thành viên nhóm 2BHome & Friends-thông tin: Trước khi triển khai tại huyện Krông Pa, nhóm đã trồng thí điểm mô hình cỏ vetiver ở huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam). Với những đặc tính nổi trội, cây cỏ vetiver đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc chống sạt lở, xói mòn trên đất dốc.

Hiện rất nhiều địa phương đăng ký trồng giống cỏ này, vì vậy, nhóm cam kết thu mua toàn bộ hom cỏ vetiver cho người dân địa phương khi cây cỏ này phát triển tốt.

“Tuy nhiên, qua khảo sát, nhóm thấy khó khăn lớn nhất hiện nay của huyện Krông Pa là công tác quản lý. Do tình trạng chăn thả rông gia súc nên nhiều diện tích cỏ mới trồng bị giẫm đạp, phát triển kém.

Vì vậy, cùng với việc nhân rộng, các thành viên nhóm sẽ tích cực phối hợp với Huyện Đoàn, Đoàn xã, chính quyền các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân, chủ động trồng và chăm sóc cỏ, từng bước tạo dựng lại hệ sinh thái, chung tay cùng chính quyền địa phương phát triển một nền nông nghiệp bền vững”-chị Hà khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

(GLO)- Ngày 9-1, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức vòng chung kết Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai năm học 2024-2025 với chủ đề “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” và chương trình giao lưu truyền thống “Tiếp bước cha anh”.

Tuyên truyền kỹ năng phòng-chống tai nạn thương tích cho học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An

Tuyên truyền kỹ năng phòng-chống tai nạn thương tích cho học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An

(GLO)- Ngày 7-1, Trung tâm học tập cộng đồng phường Tây Sơn (TP. Pleiku) phối hợp với Công an phường, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn phường Tây Sơn tuyên truyền Luật Trẻ em, phòng-chống tai nạn thương tích, đuối nước cho hơn 1.200 học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An (phường Tây Sơn).

Lan tỏa tinh thần tình nguyện

Lan tỏa tinh thần tình nguyện

(GLO)- Chương trình “Ấm áp mùa đông-Xuân yêu thương” tổ chức vào ngày 21-12 tại xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) không chỉ mang đến những phần quà ý nghĩa với hàng trăm người dân địa phương mà còn góp phần lan tỏa tinh thần tình nguyện trong thế hệ trẻ.

Tỉnh Đoàn Gia Lai trao giải Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

Tỉnh Đoàn Gia Lai trao giải Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

(GLO)- Ngày 24-12, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức hội nghị báo cáo viên của Đoàn 6 tháng cuối năm 2024 và trao giải cuộc thi tìm hiểu truyền thống 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).

Thường trực Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm và chúc mừng các cơ sở tôn giáo nhân dịp Lễ Giáng sinh

Thường trực Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm và chúc mừng các cơ sở tôn giáo nhân dịp Lễ Giáng sinh

(GLO)- Chiều 23-12, anh Đỗ Đức Thanh-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai đã đến chúc mừng Ủy viên Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh là chức sắc, chức việc tại Giáo xứ Đức An (TP. Pleiku) và Chi hội Tin lành Kông Brech (xã A Dơk, huyện Đak Đoa) nhân Lễ Giáng sinh.

“Một ngày em làm chiến sĩ”

“Một ngày em làm chiến sĩ”

(GLO)- Đó là tên chương trình trải nghiệm do Thành Đoàn-Hội đồng Đội TP. Pleiku tổ chức ngày 22-12 nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam cho 100 đội viên đến từ các Trường Tiểu học, THCS trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai).

'No cái bụng' nhờ cánh đồng thanh niên

'No cái bụng' nhờ cánh đồng thanh niên

Cây lúa từ "cánh đồng thanh niên" không chỉ mang lại sự no đủ cho hàng trăm người dân Giẻ Triêng ở huyện vùng cao Quảng Nam, mà còn giúp bao nhiêu người vươn lên thoát nghèo. Trong hành trình đặt nền móng cho cây lúa nước nơi vùng đất gian khó này, sức trẻ đã in dấu đậm nét.