Tuổi trẻ Kông Chro phát huy vai trò xung kích, tình nguyện

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Bằng nhiều công trình, phần việc thiết thực, những năm qua, tuổi trẻ Kông Chro đã phát huy vai trò xung kích của mình trong phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Chung tay xây dựng văn minh đô thị

Với khẩu hiệu hành động “Tuổi trẻ các dân tộc huyện Kông Chro đoàn kết, sáng tạo, xung kích đi đầu trong xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị”, thời gian qua, Huyện đoàn Kông Chro đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn tập trung vận động đoàn viên, thanh niên tham gia các phong trào như: Xung kích phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế; Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng-vì an sinh xã hội; Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; Xung kích bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Thanh niên giúp người dân làng Brang (xã Đak Pling) di dời nhà ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở. Ảnh: Mộc Trà
Thanh niên giúp người dân làng Brang (xã Đak Pling) di dời nhà ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở. Ảnh: Mộc Trà

Anh Đinh Văn Súy-Bí thư Huyện đoàn Kông Chro, cho hay: Trong 5 năm (2012-2017), với nhiều cách làm sáng tạo, hình thức đa dạng và nội dung phong phú, hoạt động xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ địa phương đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong đó, nổi bật nhất là phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng và an sinh xã hội, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia với hơn 700 hoạt động.

Cụ thể: Huyện đoàn đã triển khai cho các tổ chức cơ sở Đoàn tổ chức “Ngày thứ bảy tình nguyện” và “Ngày chủ nhật xanh” thu gom rác thải, dọn dẹp vệ sinh môi trường tại các trục đường chính, đường liên thôn, liên xã, các khu chợ; nạo vét 20,6 km kênh mương; đào 120 hố rác, 20 hố xí hợp vệ sinh và làm 15 chuồng trại chăn nuôi cho các hộ dân; sửa chữa 123 căn nhà cho gia đình chính sách, người già neo đơn; sửa chữa và làm mới 10 sân bóng đá, 15 sân bóng chuyền tại các điểm làng; xây dựng 3 nhà nhân ái cho 3 hộ gia đình đoàn viên, thanh niên nghèo với tổng giá trị 150 triệu đồng và 100 ngày công đóng góp; xây dựng đường điện “Thắp sáng đường quê” dài 2 km với 40 bóng đèn chiếu sáng, tổng kinh phí 55 triệu đồng; triển khai chương trình “Áo ấm mùa đông” tặng quà cho trẻ em nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện; thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách nhân dịp Ngày Thương binh-Liệt sĩ…

Bên cạnh đó, Huyện đoàn còn phối hợp với CLB Thầy thuốc trẻ tỉnh, Bệnh viện Chợ Rẫy-TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện huyện tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho hơn 1.000 lượt người dân tại các xã: Đak Pơ Pho, Yang Nam, Sró và Đak Pling với hơn 20.000 cơ số thuốc, trị giá 44,1 triệu đồng.

Đồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

Trao đổi xung quanh vấn đề đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, Bí thư Huyện đoàn Đinh Văn Súy cho biết: “Quan tâm tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên tiếp cận với các nguồn vốn vay và khoa học kỹ thuật để áp dụng vào phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu… là những hoạt động đồng hành thiết thực mà Huyện đoàn Kông Chro đặc biệt chú trọng nhằm chăm lo lợi ích chính đáng cho thanh niên”.

Theo đó, những năm qua, Huyện đoàn đã phối hợp mở 96 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật và hội thảo đầu bờ cho 3.136 lượt đoàn viên, thanh niên; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích thanh niên học nghề, ứng dụng công nghệ hiện đại vào lao động, sản xuất, nâng cao thu nhập; tư vấn xuất khẩu lao động và hướng nghiệp nghề cho hơn 1.500 đoàn viên, thanh niên; giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ; tập huấn, nâng cao năng lực và nhận thức của cán bộ Đoàn về học nghề, lập nghiệp.

Nhiều thanh niên địa phương đã tìm được việc làm phù hợp tại các buổi tư vấn, hướng nghiệp. Ảnh: Mộc Trà
Nhiều thanh niên địa phương đã tìm được việc làm phù hợp tại các buổi tư vấn, hướng nghiệp. Ảnh: Mộc Trà

Công tác phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tạo điều kiện cho các hộ đoàn viên, thanh niên nghèo, cận nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, chăn nuôi. Tính đến cuối tháng 9-2017, tổng dư nợ do Đoàn thanh niên quản lý là hơn 19 tỷ đồng/5 tổ chức cơ sở Đoàn với 21 tổ tiết kiệm và vay vốn.

Cũng theo anh Súy, thời gian đến, Huyện đoàn sẽ không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; đồng thời cổ vũ thanh niên thi đua học tập, khởi nghiệp, lao động sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại cũng như phát huy hơn nữa tinh thần xung kích, tình nguyện.

Hàng năm, Huyện đoàn phấn đấu có ít nhất 1 công trình thanh niên, mỗi tổ chức cơ sở Đoàn trực thuộc có ít nhất 1 công trình, phần việc thanh niên gắn với hoạt động tuổi trẻ chung tay tham gia xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị; 100% tổ chức cơ sở Đoàn triển khai được ít nhất 2 hoạt động tình nguyện, giúp đỡ thường xuyên 1 thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn; thành lập mô hình CLB thanh niên làm kinh tế giỏi; tư vấn hướng nghiệp cho hơn 1.000 lượt thanh niên, trong đó thanh niên dân tộc thiểu số chiếm 45%; phấn đấu 14/14 đơn vị Đoàn xã, thị trấn có tổ tiết kiệm và vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội do Đoàn thanh niên quản lý…

Đoàn Viên

Có thể bạn quan tâm

Các sản phẩm khởi nghiệp thu hút người tiêu dùng tại Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: M.K

“Làn sóng khởi nghiệp” chuyển động mạnh mẽ

(GLO)- 3 năm qua, Gia Lai đã từng bước tạo lập môi trường thuận lợi nhằm hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). “Làn sóng khởi nghiệp” ngày càng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, từng bước đi vào chiều sâu, nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp.

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.