Từ tuyển sinh đến thi trực tuyến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi TP.HCM thực hiện Chỉ thị 16 giãn cách toàn xã hội cũng là giai đoạn các trường tiến hành tuyển sinh đầu cấp. May là hầu hết các quận huyện đã áp dụng công nghệ trong hoạt động này nên không bị động.

Tuyển sinh trực tuyến không phải mới diễn ra trong năm nay khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ với những diễn biến phức tạp, nhưng đây là lúc để các địa phương, nhà trường có động lực hơn trong việc áp dụng công nghệ vào hoạt động giáo dục.

Tại TP.Hà Nội, từ năm học 2016 - 2017 đã thực hiện đồng thời 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến vào tuyển sinh đầu cấp. Lúc bấy giờ Sở GD-ĐT Hà Nội khuyến khích phụ huynh học sinh áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến để đăng ký dự tuyển cho học sinh vào các lớp mầm non, lớp 1, lớp 6. Càng về sau tỷ lệ phụ huynh đăng ký trực tuyến càng nhiều hơn chứng tỏ nhiều người đã thấy sự tiện lợi trong hình thức xét tuyển này.

Năm nay khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khi tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vào tháng 6 , Sở GD-ĐT Hà Nội cho thí sinh làm thủ tục dự thi trực tuyến thay vì làm thủ tục trực tiếp như các năm. Điều này góp phần đảm bảo an toàn cho thí sinh.

Tại TP.HCM, các năm trước một số quận huyện cũng áp dụng hình thức trực tuyến trong tuyển sinh đầu cấp. Năm nay vì hoàn cảnh dịch bệnh, hầu hết các trường đều thực hiện phương thức này.

Mối lợi lớn nhất khi đưa công nghệ vào tuyển sinh đầu cấp là phụ huynh không phải chạy đến trường mua hồ sơ, xếp hàng chen chúc làm thủ tục, chờ đợi kết quả. Phụ huynh tránh được các thủ tục phiền hà, mọi thông tin đều rõ ràng, công khai, hạn chế những tiêu cực thường thấy trong tuyển sinh.

Trong thời gian dịch đang bùng phát mạnh, hết sức phức tạp thì tuyển sinh trực tuyến rõ ràng là giải pháp hữu hiệu giúp hoạt động này không bị chậm trễ, gián đoạn mà còn hạn chế tối đa việc tiếp xúc cũng như tụ tập đông người, thực hiện các quy tắc phòng chống dịch Covid-19.

Những hình ảnh phụ huynh ở TP.Biên Hòa (Đồng Nai) cuối tháng 6 vừa qua thức trắng đêm đợi mua hồ sơ vào lớp 10 cho con rõ ràng không thể chấp nhận được trong điều kiện hiện nay khi công nghệ đã được ứng dụng rất rộng rãi trong mọi hoạt động của đời sống và giáo dục, đặc biệt lúc dịch Covid-19 tăng mạnh ở khắp các tỉnh, thành.

Dịch Covid-19 một mặt nào đó tạo “điều kiện” cho con người thích nghi với hoàn cảnh để thay đổi cả về nhận thức, hành vi, thói quen, cách thức hoạt động… với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ.

Trước năm 2020, không nhiều học sinh Việt Nam biết đến học trực tuyến. Khi dịch Covid-19 tấn công ngay từ đợt đầu tiên, học sinh không thể đến trường nên bắt buộc phải học trực tuyến. Từ những bỡ ngỡ ban đầu, đến năm 2021, ở đợt dịch thứ 4 bùng phát dữ dội, học sinh cuối cấp đã rất tự tin học trực tuyến suốt cả thời gian ôn tập chuẩn bị thi.

Đã có thể học, tuyển sinh, làm thủ tục dự thi trực tuyến… thì lãnh đạo các cấp ngành giáo dục cần sớm đặt ra lộ trình tiến tới áp dụng công nghệ để thi trực tuyến, nhất là khi tình hình dịch bệnh vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

 

Theo NHIÊN AN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.