Tư duy phục vụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 - theo báo cáo do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố sáng 11-4.

Báo cáo PCI năm 2022 được VCCI xây dựng trên thông tin phản hồi từ 11.872 doanh nghiệp (DN), gồm 10.590 DNTN và 1.282 DN FDI đang hoạt động tại nước ta.

Với nỗ lực không ngừng và cải cách hợp lý, việc Quảng Ninh tiếp tục nằm trong tốp 5 tỉnh, thành dẫn đầu là điều bình thường. Nhưng bất ngờ là, liên tiếp 5 năm trước liền kề, Quảng Ninh chiếm vị trí quán quân và năm 2022 tỉnh này lần thứ 6 dẫn đầu về PCI.

Câu hỏi đặt ra với 62 tỉnh, thành còn lại là: Cùng một cơ chế chính sách, chung một hệ thống luật định, thống nhất áp dụng toàn quốc, mà sao Quảng Ninh làm tốt trong khi rất nhiều tỉnh không được như thế. Đó là chưa so với một số địa phương khác đang được hưởng chính sách đặc thù.

Lời đáp từ Quảng Ninh nằm ở kết quả của hai phần việc lớn, đó là: Sáng kiến thu hút đầu tư và cải cách hành chính. Hai đối tượng mà chính quyền nhiệt tâm phục vụ là DN và người dân. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính "5 tại chỗ" đã thành công, tỉnh đang có kế hoạch đưa quy trình này lên môi trường số hóa. Rõ ràng, sự hài lòng của đối tượng được phục vụ chính là thước đo hiệu quả hoạt động của bộ máy công quyền.

Chúng ta chắc cũng không khỏi bất ngờ với Bắc Giang về sự vượt bậc của tỉnh này: PCI tăng 29 hạng, từ hạng 31 năm trước, nay xếp hạng nhì. Chìa khóa thành công của tỉnh cũng gần giống Quảng Ninh: Nhất quán chủ trương cải cách để phục vụ, tích cực tiếp xúc và đối thoại để gỡ vướng kịp thời cho DN.

Những đầu tàu kinh tế như Hà Nội, TP HCM thì PCI không tăng mà giảm bậc so với năm trước. Hà Nội tụt 10 bậc, xếp thứ 20, rời khỏi tốp 10; TP HCM giảm 13 bậc, xuống vị trí 27 - hạng thấp nhất của thành phố kể từ năm 2016. Điểm sáng trong các điểm số thành phần của TP HCM là chính sách hỗ trợ DN, có kết quả tốt nhất cả nước.

Soi chiếu các địa phương dẫn đầu về chất lượng điều hành kinh tế Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp thì thấy: Tựu trung, yếu tố gốc rễ giúp vươn lên dẫn đầu chính là đội ngũ cán bộ. Thử nghĩ, chủ trương cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, đồng hành với DN thì hầu hết tỉnh, thành đều ban hành và triển khai nhưng trên thực tế có nơi thành công, có nơi thất bại. Nếu ở nơi nào mà đội ngũ cán bộ công quyền kém năng động, thiếu tinh thần phục vụ, không đặt lợi ích người dân và DN lên trên hết; nếu ở nơi nào trống vắng cơ chế giám sát và chế tài cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ; nếu ở nơi nào phần đông cán bộ làm việc "vật vờ", an phận, sợ sai, đẩy việc, không muốn nghĩ, chẳng dám làm; nếu ở nơi nào không có cơ chế thực chất bảo vệ cán bộ đột phá tư duy và hành động... thì mọi chủ trương của tỉnh, thành đó dù có ưu việt đến mấy cũng khó thành công.

"Cán bộ là gốc của mọi công việc"; "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém". Lời Bác dạy từ hơn 70 năm trước, vận vào thực tế hôm nay càng thấy quá đúng.

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.