Từ đăng kiểm xe cơ giới gian đến chứng nhận an toàn thực phẩm dối  

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tết đến, thực phẩm bẩn là một trong những mối đe dọa đối với người tiêu dùng. Có nhiều đường dây kinh doanh thịt đông lạnh bẩn nhưng được ngụy trang bằng giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

 

Thịt đông lạnh mất an toàn thực phẩm. Ảnh: LĐO
Thịt đông lạnh mất an toàn thực phẩm. Ảnh: LĐO



Dư luận xã hội bức xúc vì nạn đăng kiểm theo cách làm luật, nộp tiền cho qua tất. Các đơn vị đăng kiểm đã coi thường mạng sống con người. Họ làm giàu bất chấp sự an toàn của cả cộng đồng, bất chấp pháp luật.

Đã có khoảng hơn 70.000 phương tiện cơ giới được kiểm định theo cách làm luật, và đây là những phương tiện có thể gây ra tai nạn chết người bất cứ lúc nào.

Đăng kiểm gian có thể biến những chiếc xe kém kỹ thuật thành công cụ giết người. Điều này hoàn toàn đúng, nhưng có một thứ đang giết người từng ngày, âm ỉ từng giờ trong các bữa cơm gia đình, trong nhà hàng quán ăn, đó là thực phẩm bẩn.

Trong loạt bài Báo Lao Động phản ánh về tình trạng thực phẩm bẩn, một số tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm đông lạnh tại Hà Nội tiết lộ việc có thể mua giấy kiểm định chất lượng thực phẩm, nhằm đối phó với cơ quan chức năng.

Đường đi của thực phẩm bẩn được Báo Lao Động vạch ra là, thực phẩm không giấy tờ nhập vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch, sau đó được đưa về các kho hàng, móc nối với một số công ty luật chạy giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, các loại chứng nhận khác như VSATTP, HACCP và ISO.

Sau đó chuyển đến các địa chỉ người tiêu dùng qua các kênh bán hàng, chủ yếu là bán online. Người mua thịt đông lạnh không rõ nguồn gốc nhưng không hề biết, lại còn bị phù phép qua các giấy chứng nhận thịt sạch, đã qua kiểm dịch, nên cứ thế mà bỏ vào bụng.

Còn các nhà hàng, quán nhậu thì "vô tư". Chủ quán mua được nguồn thịt rẻ hơn nơi khác là đưa vào danh sách ưu tiên, không quan tâm đến an toàn thực phẩm. Họ chế biến, dùng gia vị để đánh lừa cái lưỡi. Thực khách, dân nhậu cũng không hề hỏi món ăn đó có phải từ nguồn thực phẩm sạch hay không.

Ăn phải thịt đông lạnh bẩn, thực phẩm bẩn, không trúng độc ngã lăn ra chết ngay mà mỗi ngày tích độc vào cơ thể một ít, lâu ngày phát bệnh hiểm nghèo. Đó là lý do tại sao Việt Nam có tỉ lệ bệnh nhân ung thư cao so với nhiều nước trên thế giới.

Phải dẹp cho được các đường dây buôn bán thực phẩm bẩn, xử lý những cá nhân, tổ chức tham gia chạy các loại giấy chứng nhận liên quan đến an toàn thực phẩm. Nhẹ thì xử phạt vi phạm hành chính, cấm kinh doanh vĩnh viễn, nặng thì khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự.

Dân mình bị quá nhiều thứ đe dọa mạng sống, tai nạn giao thông và thực phẩm bẩn là hai thứ nguy hiểm nhất và phổ biến nhất. Hãy ngăn chặn cho bằng được.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/tu-dang-kiem-xe-co-gioi-gian-den-chung-nhan-an-toan-thuc-pham-doi-1135169.ldo
 


Theo Lê Thanh Phong (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...