Tự chủ, tự cường để phát triển bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sự tổn thương do đại dịch Covid-19 gây ra cho nền kinh tế đất nước là rất lớn. Tăng trưởng GDP năm 2021 tuy chưa bị âm nhưng đã bị kéo xuống mức 2,58%. Giữ được kết quả đó là nhờ Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 từ đầu quý IV về thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, từng bước phục hồi nền kinh tế. Việc chuyển tư duy chống dịch từ “Zero Covid” sang sống chung an toàn với Covid đã tạo nên sự thay đổi cơ bản, đưa doanh nghiệp, người dân trở lại quỹ đạo vận động, phát triển trong bối cảnh đất nước có dịch bệnh và đã thực sự tạo nên kỳ tích.

Là nền kinh tế có độ mở cao, phụ thuộc nhiều vào các đối tác chủ chốt như: Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc… nước ta phải đối mặt với nhiều tác động, thách thức từ sự giảm sâu của tăng trưởng và chuyển dịch trật tự kinh tế thế giới. Vì vậy, nêu cao tinh thần chủ động thích ứng để giữ vững độc lập, tự chủ là yêu cầu cấp thiết. Không ỷ lại, trông chờ bên ngoài, không chỉ nhìn trước mắt mà còn nhìn tổng thể, lâu dài; đa dạng hóa nguồn lực, cân bằng chiến lược phát triển với các đối tác khác nhau trên cơ sở đảm bảo tính chủ động, tự quyết; đẩy mạnh thu hút FDI nhưng không phải bằng mọi giá, làm ảnh hưởng tới an ninh, chủ quyền quốc gia; phát triển công nghiệp phụ trợ, chủ động nguồn lực trong nước.

Công nhân làm việc tại Trung tâm Chế biến rau quả DOVECO Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy
Nhiều địa phương đã chủ động thích ứng, vừa tích cực chống dịch, vừa khôi phục sản xuất. Ảnh: Đức Thụy



Tự lực, tự cường sẽ giúp chúng ta gây dựng được sức mạnh dân tộc, vững tin hơn khi hội nhập, đặc biệt là tiếp cận các chuẩn mực quốc tế và mở rộng an sinh xã hội, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng theo hướng bền vững. Tuy nhiên, tự lực tự cường không phải là tự cung tự cấp. Nhận diện những thách thức trong thế giới đầy biến động vì dịch bệnh, chiến tranh… để củng cố, nhân lên sức mạnh nội sinh, phát huy nguồn lực con người, sức mạnh văn hóa, trí tuệ Việt Nam, triển khai hiệu quả các giải pháp phục hồi sau đại dịch, phát triển kinh tế đất nước bền vững.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Minh Khương-giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore-cho rằng: “Khi thế giới có những biến động có thể thay đổi cục diện phát triển thì tinh thần tự lực tự cường càng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Chúng ta có thể tiếp thu bài học tự lực, tự cường của Singapore hay Hàn Quốc để vận dụng cho sự phát triển của mình, kiến tạo giá trị mới ở thời đại mới. Bởi mô hình cũ, dù hay đến mấy, cũng chỉ là sản phẩm của ngày hôm qua”.

Sau gần 5 tháng Nghị quyết 128 của Chính phủ đi vào cuộc sống, kinh tế bắt đầu phục hồi. GDP quý I-2022 tăng trưởng 5,03%. Đó là một con số đáng ghi nhận trong bối cảnh chịu tác động nặng nề từ đại dịch. Nhiều địa phương đã chủ động thích ứng, vừa tích cực chống dịch, vừa khôi phục sản xuất, du lịch, xuất khẩu, từng bước lấy lại đà tăng trưởng. Xuất khẩu nông-lâm-thủy sản vẫn tiếp tục tăng, du lịch đã mở cửa cho thị trường quốc tế, hàng không đã nhộn nhịp trở lại, cho thấy cuộc sống đã dần trở lại bình thường, trong khi chúng ta vẫn chủ động kiểm soát dịch bệnh.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định, xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ là nhiệm vụ quan trọng để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước trong tình hình mới. Đây là 1 trong 3 nội dung cốt lõi để hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để làm được điều đó, cần kiên định tinh thần độc lập, tự chủ trong xác định chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế đất nước; xây dựng cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh, trở thành nòng cốt của nền kinh tế; giữ vững các cân đối lớn, bảo đảm an ninh kinh tế; không ngừng tăng cường tiềm lực quốc gia nhằm xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường.

 

 ĐÌNH CƯƠNG
 

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.

Tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy

Lý do chia tách địa giới hành chính trước đây thường xuất phát từ yêu cầu quản lý và phục vụ hành chính, chủ yếu vì diện tích rộng, khoảng cách từ nhà dân đến nơi cung cấp dịch vụ công như công sở, bệnh viện, trường học quá xa.