Tự chủ có lợi cho trường và sinh viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi nói đến tự chủ đại học, chúng ta phải hiểu được tự chủ có 4 điểm chính: tự chủ về tài chính, học thuật, tổ chức và nhân sự. Trong đó có sự thay đổi mạnh nhất khi tự chủ là kinh tế của người học và người dạy, thứ hai là về trình độ thật sự của con người trong thời kỳ phát triển.

 

Đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều từ việc mô hình tự chủ là sinh viên. Họ phải học từ lớp 1 đến lớp 12 xong mới có thể vào ĐH. Thời ĐH đóng vai trò quan trọng nhất, vì sau khi tốt nghiệp, sinh viên phải đi làm, kiếm sống, xã hội phát triển càng cao thì sự cạnh tranh về trình độ càng sâu. Do đó, mỗi sinh viên có ý thức tự rèn luyện nâng cao năng lực, bồi đắp kiến thức chuyên ngành cho bản thân chính là tạo bàn đạp cho tương lai.
 

 


Về phía nhà trường, một khi quyết định tự chủ, đồng tiền đều do nhà trường thu chi nên trường phải cải cách phương hướng giảng dạy sao cho phù hợp nhất; đào tạo cán bộ để việc giảng dạy có hiệu quả tốt nhất, đồng thời phải tính toán kỹ lưỡng từng chuyện để sử dụng đồng tiền một cách thông minh.

Khi đã vất vả thi đỗ vào ĐH và tiền đóng học phí lại cao thì hầu hết sinh viên đều cố gắng hơn trong học tập nhằm phát triển tối đa năng lực thật sự của bản thân và nhận thức được về sự đóng góp của mình cho sự phát triển của cá nhân, gia đình, xã hội, đất nước. Một sinh viên khi có năng lực thật sự sẽ luôn ý thức rằng nếu học tốt thì sẽ có việc làm tốt, nếu họ giỏi thì ở đâu cũng cần họ. Nếu muốn có được thu nhập cao thì họ phải bỏ ra rất nhiều công sức để chứng minh cho bên tuyển dụng thấy được.

Nhà trường cũng phải liên tục nâng cao chính mình để bảo đảm chất lượng về việc học và việc dạy. Vì sự cạnh tranh với các trường sở tại và sự cạnh tranh với các trường quốc tế, cán bộ và ban lãnh đạo nhà trường cũng phải thể hiện hết khả năng để chứng minh việc làm của mình có thành quả, thường xuyên cải tiến về mọi mặt, từ chất lượng giáo dục cho tới trình độ của giảng viên, sinh viên.

Đối với các trường ĐH không tự chủ, nếu cán bộ nhà nước là nhân viên chính thức của nhà trường và có hành động tiêu cực hay kém hiệu quả thì việc đuổi khỏi trường là rất giới hạn, trừ khi vi phạm quy chế. Còn đối với trường tự chủ thì khác, nếu cán bộ làm không ra sản phẩm hay dạy học không có hiệu quả thì không được thọ dụng và có thể cho nghỉ việc. Nếu là trường tự chủ thì sẽ phải theo quy luật cạnh tranh của thị trường giáo dục, trong đó có sự cạnh tranh về mặt bằng trình độ sinh viên; còn cán bộ cũng phải tự nâng cao trình độ, thậm chí vừa dạy vừa học và đồng hành với sinh viên, nhờ đó sinh viên được lợi.

Việc nâng cao chất lượng là cách duy nhất để các trường ĐH tự chủ tăng thu nhập nên nếu các trường tự chủ càng theo đuổi giáo dục chất lượng cao thì trường đó sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên theo học.


 

(*) Lược trích tham luận gửi đến Hội thảo "Tự chủ trong giáo dục ĐH - Từ chính sách đến thực tiễn", do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 27-11.

 

NGUYỄN THỊ THANH MAI (Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM) (*)

Có thể bạn quan tâm

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

'Người dân đang rất bức xúc với cuộc gọi rác. Tại sao các đối tượng lừa đảo vi phạm pháp luật biết rõ số điện thoại, đọc rõ chúng ta chưa nộp tiền điện, số hợp đồng điện, đọc rõ cả số căn cước công dân. Bài toán là lộ lọt từ đâu?'.

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

Dự án Luật Khoa học, Công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo vừa được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 6-5 là bước tiến về mặt thể chế, đồng thời cho thấy một tầm nhìn mới: đặt niềm tin vào trí tuệ con người và khát vọng sáng tạo như một động lực cốt lõi trong phát triển đất nước.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.