Truyền thanh cơ sở ở Ia Pa: Vươn xa cánh sóng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Những năm gần đây, hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) trở thành kênh thông tin, tuyên truyền quan trọng, góp phần đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các hoạt động trên mọi lĩnh vực đến với người dân.

Để đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân và giúp công tác tuyên truyền được kịp thời, hiệu quả, xã Ia Ma Rơn được đầu tư xây dựng Đài truyền thanh với 14 cụm loa rải đều tại các khu dân cư. Đều đặn mỗi ngày, Đài truyền thanh xã tiếp sóng 3 buổi (sáng, trưa, chiều) cập nhật thông tin diễn ra trong nước, trong tỉnh, huyện và xã đến với người dân.

Anh Siu Alem cho hay: “Là cán bộ phụ trách văn hóa-thông tin xã, tôi thường xuyên xuống các thôn, làng kiểm tra hệ thống loa đài để tuyên truyền cho bà con về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là chính sách mới cũng như thông tin liên quan đến các hoạt động diễn ra trên địa bàn. Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên cập nhật các văn bản mới để thông báo cho người dân biết”.

Còn ông Rcom Sir (buôn Ama Rin 3) thì cho hay: “Nhà ở gần hệ thống loa nên tôi thường xuyên nghe đài. Buổi sáng, trưa, chiều, tôi cũng thường nghe bản tin thời sự. Đặc biệt, tôi rất thích nghe chương trình hướng dẫn cách làm ăn, phát triển kinh tế, những mô hình hiệu quả, cách chăm sóc cây trồng để đạt năng suất và chất lượng. Những thông tin đó giúp ích cho tôi rất nhiều”.

Anh Siu Alem-cán bộ Văn hóa xã Ia Ma Rơn trong một buổi truyền thanh. Ảnh: N.L

Anh Siu Alem-cán bộ Văn hóa xã Ia Ma Rơn trong một buổi truyền thanh. Ảnh: N.L

Hiện nay, tất cả 9 xã của huyện Ia Pa đã được trang bị hệ thống truyền thanh với 111 cụm loa không dây (FM) lắp đặt rải đều các thôn, buôn, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân. Riêng đối với hệ thống truyền thanh huyện, hàng ngày, ngoài nhiệm vụ tiếp phát sóng các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện còn sản xuất các chương trình truyền thanh phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền của huyện.

Mỗi tháng, Trung tâm sản xuất 13 chương trình tiếng phổ thông và biên dịch 8 chương trình tiếng Jrai phát song song từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, với thời lượng 15 phút/chương trình. Nội dung chương trình có nhiều đổi mới, chất lượng được nâng lên theo hướng nhanh, nhạy, chính xác, phù hợp với từng vấn đề, từng nhiệm vụ, tăng tính hiệu quả, chuyên nghiệp trong công tác tuyên truyền.

Bên cạnh đó, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện còn cử kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra thực trạng cơ sở vật chất, nắm bắt tình hình hoạt động của các đài cơ sở; hướng dẫn và hỗ trợ đài truyền thanh các xã làm tốt công tác tuyên truyền; thường xuyên kiểm tra, sửa chữa hệ thống truyền thanh, đôn đốc đài truyền thanh các xã tiếp âm đều đặn các chương trình của Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh và Đài Tiếng nói Việt Nam.

Hệ thống truyền thanh cơ sở ở huyện Ia Pa đã được khai thác và phát huy tối đa hiệu quả. Đây được xem là công cụ hữu hiệu để tuyên truyền đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, là cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân, góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thái Sơn-Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện-cho biết: Mặc dù đội ngũ phóng viên của Trung tâm còn thiếu nhưng chúng tôi vẫn đảm bảo các nhiệm vụ được giao. Ngoài chương trình tiếng phổ thông, chúng tôi cũng biên tập dịch ra tiếng Jrai để người dân dễ tiếp nhận thông tin. Hệ thống truyền thanh cũng được đầu tư nâng cấp nên đảm bảo được nhiệm vụ tuyên truyền.

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...