Truy tận gốc lộ lọt thông tin cá nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua khai mạc phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, cho ý kiến về luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi.

Trong đó, vấn đề bảo vệ thông tin của người tiêu dùng trong quá trình thực hiện các giao dịch, đặc biệt là các giao dịch trên không gian mạng, thu hút sự quan tâm đặc biệt bởi thực tế lộ lọt thông tin cá nhân khiến rất nhiều người dân bức xúc.

Thời gian qua, cơ quan chức năng đã khởi tố nhiều vụ án, bắt giữ nhiều cá nhân liên quan hành vi mua bán trái phép thông tin cá nhân. Trong đó, có những vụ việc mà đối tượng vi phạm đã tham gia mua hàng triệu thông tin cá nhân của người dùng. Tuy vậy, như dư luận nhiều lần phản ánh tình trạng bị xâm phạm thông tin cá nhân vẫn diễn ra và gây nhiều phiền toái, thậm chí còn bị kẻ xấu lợi dụng để thực hiện các chiêu trò lừa đảo.

Cho nên, để giải quyết căn cơ, bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng thì cần phải truy cứu trách nhiệm, áp dụng các biện pháp xử lý mạnh mẽ đối với các đơn vị, doanh nghiệp để rò rỉ dữ liệu liên quan.

Điển hình trong các vụ mua bán trái phép thông tin cá nhân thì liệu một vài cá nhân có đủ sức thu thập hàng triệu thông tin hay không? Những nguồn dữ liệu như vậy từ đâu mà có? Việc thông tin cá nhân bị đem đi mua bán là do các đơn vị, doanh nghiệp chủ đích “tuồn” ra hay do kẽ hở bảo mật thông tin?... Chỉ khi xử lý triệt để và đầy đủ, truy cứu trách nhiệm tận nguồn gốc thì mới kỳ vọng bảo vệ hiệu quả thông tin cho người dùng.

Những năm gần đây, nhất là sau khi bùng nổ đại dịch Covid-19 thì việc mua bán trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nhưng cũng vì vậy mà số lượng thông tin cá nhân được nắm giữ bởi các doanh nghiệp càng lớn hơn, trong đó có nhiều thông tin quan trọng như số tài khoản ngân hàng, ví điện tử... Điều này đồng nghĩa với rủi ro về bảo mật cao hơn.

Đến nay, quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bảo mật thông tin cá nhân khách hàng đã có, nhưng thực tế như các ý kiến đã chỉ ra thì vẫn cần hoàn thiện nhiều quy định, tăng cường tính ràng buộc. Chính vì thế, cần siết chặt hơn nữa bằng các quy định mạnh mẽ và hành động cụ thể nhằm tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp.

Hiện tại, VN đang đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng hệ sinh thái số cho công dân, nên vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân càng trở nên quan trọng hơn trên không gian số; thông tin người dùng sẽ còn có nhiều dữ liệu quan trọng hơn nữa, trở thành “mỏ vàng” mà nhiều đối tượng xấu, giới tội phạm nhắm đến. Thực tế này đòi hỏi việc bảo vệ thông tin cá nhân cần đặt ở mức cao và chặt chẽ hơn.

Theo PHÁT TIẾN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Vụ việc khách du lịch nghỉ tại một khách sạn ở Cửa Lò (Nghệ An) bị yêu cầu bồi thường 4,8 triệu đồng vì bất cẩn khi hút thuốc lá làm cháy nệm và ga trải giường của khách sạn cách đây ít ngày, được đăng tải trên mạng xã hội, đã gây nhiều ý kiến trái chiều.

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Bộ phim Lời nguyền dưới ánh trăng của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đang thu hút sự chú ý đặc biệt, không hẳn vì đây là tác phẩm khoa học viễn tưởng đầu tiên tại VN được tạo hoàn toàn từ AI mà còn bởi kinh phí khiêm tốn: chỉ hơn một chỉ vàng và thực hiện vỏn vẹn trong 72 giờ.

null