'Trường thiên án' Trung Nguyên lại hoãn vì bà Diệp Thảo không đến

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sáng nay 18-11, TAND cấp cao tại TP.HCM quyết định hoãn phiên tòa để xác minh thông tin. Phiên tòa sẽ tiếp tục vào chiều cùng ngày.
 
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại tòa - Ảnh: Tư liệu
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, sáng nay ông Đặng Lê Nguyên Vũ đến tòa từ rất sớm, tuy nhiên bà Lê Hoàng Diệp Thảo vắng mặt.
Được biết, 22h ngày 17-11, bà Thảo nhập viện vì lý do sức khỏe. Sáng nay, bà Thảo không có mặt tại tòa nhưng không có đơn xin hoãn phiên tòa. Phía bà Thảo đã nộp giấy nhập viện của bà Thảo cho HĐXX.
Do HĐXX đã tống đạt các quyết định hợp lệ song bà Thảo đã 2 lần vắng mặt tại phiên tòa, để đảm bảo thời hạn xét xử và quyền lợi của các bên, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) cấp cao tại TP.HCM đề nghị HĐXX tiếp tục xét xử vắng mặt nguyên đơn.
Sau khi hội ý, HĐXX quyết định tạm hoãn phiên tòa để xác minh thông tin và sẽ tiếp tục phiên tòa vào chiều cùng ngày.
Đây là lần thứ 3 phiên tòa phúc thẩm được mở. Hai lần trước đó, phiên tòa phải tạm hoãn do bà Thảo vắng mặt vì lý do sức khỏe.
Trước đó, tòa án quyết định xét xử kín do có yêu cầu từ bà Thảo. Tuy nhiên, mới đây bà Thảo đã làm đơn xin được xét xử công khai. Song lúc này ông Vũ lại có đơn yêu cầu tòa xét xử kín.
Phiên tòa xét xử phúc thẩm được mở do có kháng cáo của nguyên đơn là bà Thảo, kháng cáo bị đơn là ông Vũ và kháng nghị của viện trưởng VKSND TP.HCM.
Tại phiên tòa lần này, phía bà Thảo có 6 luật sư, bảo vệ quyền lợi cho ông Vũ có 3 luật sư.
Xử sơ thẩm, TAND TP.HCM tuyên công nhận ông Vũ và bà Thảo thuận tình ly hôn, giao 4 con chung cho bà Thảo nuôi dưỡng, ông Vũ có nghĩa vụ cấp dưỡng mỗi năm 10 tỉ đồng.
Về tài sản là bất động sản, bản án tuyên chia đôi, ông Vũ được nhận 6 bất động sản, bà Thảo nhận 7 bất động sản và "thối" lại cho ông Vũ tiền chênh lệch.
Về tài sản là vàng, ngoại tệ, tiền Việt trị giá hơn 2.000 tỉ đồng trong các ngân hàng, bản án tuyên chia 60-40, trong đó ông Vũ được hưởng 60%.
Về tài sản là cổ phần tại các công ty, bản án chia theo tỉ lệ 60-40, trong đó ông Vũ được hưởng 60%, bà Thảo 40%. Theo bản án, ông Vũ được sở hữu tòan bộ cổ phần của các công ty và "thối" tiền lại cho bà Thảo.
Bản án sơ thẩm cùng bị bà Thảo và ông Vũ kháng cáo. Trong đó, bà Thảo kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm, không đồng ý ly hôn, không đồng ý việc chia tài sản theo tỉ lệ 60-40 và giao quyền điều hành công ty cho ông Vũ.
Ông Vũ kháng cáo yêu cầu chia các tài sản tranh chấp theo tỉ lệ ông sở hữu 70%, bà Thảo 30%.
VKSND TP.HCM cũng có kháng nghị đề nghị TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm.
Tuyết Mai (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Các sản phẩm khởi nghiệp thu hút người tiêu dùng tại Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: M.K

“Làn sóng khởi nghiệp” chuyển động mạnh mẽ

(GLO)- 3 năm qua, Gia Lai đã từng bước tạo lập môi trường thuận lợi nhằm hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). “Làn sóng khởi nghiệp” ngày càng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, từng bước đi vào chiều sâu, nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp.

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.