Trường đại học không thể giành giật "khách hàng" như ngoài chợ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để thu hút sinh viên, các trường đại học thay vì đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, lại đi nói xấu nhau. Vậy thì có còn là cạnh tranh đại học nữa không?

 

Một đoạn nội dung dèm pha các trường đại học cùng ngành học, trong lá thư gửi đến giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh các trường PTTH ở Miền Trung. Ảnh TL.
Một đoạn nội dung dèm pha các trường đại học cùng ngành học, trong lá thư gửi đến giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh các trường PTTH ở Miền Trung. Ảnh TL.


Trao đổi với Lao Động, tiến sĩ Lê Viết Khuyến - Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng đại học thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng: "Không ít trường đại học mượn mạng xã hội, mượn cả các phương tiện truyền thông để nói xấu trường bạn, đề cao trường khác. Đây là một điều đáng xấu hổ trong môi trường giáo dục nước ta".

Nhận định trên xuất phát từ sự việc xảy ra tuần qua, nhiều học sinh tại Đà Nẵng nhận được thư nặc danh, với nội dung đánh giá các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng này theo mức độ từ cao đến thấp như đại học như Đại học Bách khoa, Sư phạm, Kinh tế, Ngoại ngữ, Kiến Trúc, Đông Á, Duy Tân và FPT. Lá thư không chỉ được học sinh chuyền tay nhau, mà tung lên mạng xã hội.

Ở các địa phương khác, tuy chưa xuất hiện những lá thư tương tự như Đà Nẵng, nhưng việc đưa thông tin không tốt về nhau giữa các trường đại học là chuyện không mới. Tất nhiên, không trường nào ra mặt làm điều này, mà chỉ là những tin đồn trên các kênh khác nhau.

Và có nhiều cách hạ uy tín của nhau, cũng như tự PR cho mình.

Nói lên cái tốt của mình thì cũng tốt thôi, nhưng phải nói đúng, không lừa dối sinh viên, cộng đồng xã hội.  Còn nói xấu để hạ uy tín trường khác là điều không tốt, không thể chấp nhận trong môi trường giáo dục.

Những thông tin không kiểm chứng, không chính xác, thiếu khách quan về các trường đại học được tung lên mạng xã hội, làm cho phụ huynh, học sinh hoang mang, "không biết đường nào mà lần".

Các niên học vừa qua, nhiều trường đại học, cao đẳng tuyển sinh không đủ, có trường chỉ tuyển được vài chục sinh viên, thậm chí có trường phải đóng cửa vì không có sinh viên. Nhiều ngành của trường đại học không tuyển được sinh viên, phải bỏ.

Tiến tới tự chủ đại học, sự tồn tại của một trường đại học phụ thuộc vào tuyển sinh có đủ sinh viên hay không.

Tuyển sinh là một cuộc cạnh tranh giữa các trường đại học, cho nên trước đó, tất cả các trường đều chạy đua, tổ chức các chiến dịch tuyển sinh, đi đến các địa phương, các trường phổ thông trung học để làm công tác truyền thông.

Hãy cứ canh tranh lành mạnh, nỗ lực làm thật tốt công việc của mình để thu hút sinh viên, nhưng không thể dùng chiêu thức nói xấu trường khác, đó là phi giáo dục.

Có một điều mà các trường đại học đương nhiên phải biết, cách cạnh tranh mạnh mẽ nhất là nâng cao chất lượng đạo tạo của trường, nâng cao uy tín của trường.

Nếu như một trường đại học nổi tiếng trong nước, có uy tín quốc tế về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, thì  chẳng sợ những loại nói xấu lặt vặt trên mạng xã hội.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/truong-dai-hoc-khong-the-gianh-giat-khach-hang-nhu-ngoai-cho-830418.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.