Trung úy Lê Tuấn Thành: “Thanh niên sống đẹp”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2023 là mốc thời gian đáng nhớ đối với Trung úy Lê Tuấn Thành-cán bộ Công an xã Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) khi những nỗ lực cống hiến vì cộng đồng của anh được ghi nhận và biểu dương.

Anh là 1 trong 20 cá nhân được Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tuyên dương “Thanh niên sống đẹp”, 1 trong 10 cá nhân trong toàn quốc được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao giải thưởng Tình nguyện quốc gia.

Sống đẹp vì cộng đồng

22 giờ, khi xe cộ bắt đầu thưa thớt, trên tuyến đường liên xã Ia Yok và Ia Sao (huyện Ia Grai), anh Thành cùng các thành viên của Dự án “Tuyến đường bình yên” cùng nhau tập kết vật liệu để vá đường. Để đảm bảo an toàn giao thông, 4 thành viên được phân công cảnh báo người và phương tiện lưu thông trên đường bằng cách mặc áo phản quang, cầm đèn pin, đứng ở điểm đầu và cuối của đoạn đường cần sửa chữa. Càng về khuya, tiết trời càng lạnh nhưng ai nấy đều miệt mài làm việc. Các thành viên ở những độ tuổi khác nhau, là công an, giáo viên, sinh viên, nông dân… không sống ở khu vực này nhưng không quản công việc nặng nhọc, bụi bẩn để vá khoảng 30 ổ gà trên đường.

Trung úy Lê Tuấn Thành nhận giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2023 (ảnh nhân vật cung cấp).

Trung úy Lê Tuấn Thành nhận giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2023 (ảnh nhân vật cung cấp).

Trước đó, anh Thành và các thành viên đã tiến hành khảo sát tuyến đường bị hư hỏng. Sau khi chốt được cự ly, vị trí, anh Thành kêu gọi, vận động kinh phí sửa chữa. Trong quá trình vá đường, nhóm anh Thành nhận được sự hỗ trợ của người dân trong việc kéo điện, bơm nước trộn vữa. Ông Lê Trường Sơn-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Yok-cho hay: “Đoạn đường này hư hỏng đã nhiều năm nay nhưng chưa có kinh phí để sửa chữa, những ổ gà ngày càng lớn khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Tôi cũng tham gia hỗ trợ và thấy việc làm của các bạn trẻ thật sự ý nghĩa”.

Hoạt động vá đường, san bằng ổ gà nằm trong Dự án “Tuyến đường bình yên” do anh Thành sáng lập vào tháng 9-2023. “Khi đi đường, tôi và các thành viên chú ý quan sát, thấy nơi nào có ổ gà thì ghi lại. Tiếp đó, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế, xin phép chính quyền địa phương rồi kêu gọi kinh phí, mua nguyên vật liệu và triển khai vá đường. Đến nay, chúng tôi đã thực hiện 9 đợt vá đường, trong đó có 6 đợt ở TP. Pleiku và 3 đợt ở huyện Ia Grai.

Bên cạnh dự án nói trên, xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, mong muốn vùng đất trống đồi trọc được tái sinh màu xanh cây cối, ngày 15-5-2022, anh Thành sáng lập Dự án “Hành trình xanh”. Sau hơn 1 năm triển khai, anh phối hợp cùng một số đơn vị trồng hơn 200.000 cây xanh gồm các loại cây như: kơ nia, giáng hương, sưa đỏ, trắc, thông, sao xanh, muồng vàng và cây ăn quả.

Tham gia hoạt động trồng cây cùng Dự án “Hành trình xanh” tại khu vực rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, chúng tôi cảm nhận được nhiệt huyết của anh Thành. Từ kinh nghiệm của bản thân, anh hướng dẫn mọi người cách đào hố sao cho giữ được khoảng cách đồng đều giữa các cây với nhau, tháo vỏ bầu cây, cách bón phân, tỉa cành và chăm sóc cây xanh. Anh Thành cho hay: “Công việc trồng cây, phủ xanh đất trống đồi trọc cần có sự chung tay của tất cả mọi người. Chúng tôi càng có động lực khi những vùng đất trống, đồi trọc được phủ lên màu xanh tươi mát”.

Anh Lê Tuấn Thành hướng dẫn các em học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An (TP. Pleiku) chăm sóc cây xanh. Ảnh: P.L

Anh Lê Tuấn Thành hướng dẫn các em học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An (TP. Pleiku) chăm sóc cây xanh. Ảnh: P.L

Ngoài trồng cây, Dự án “Hành trình xanh” còn kết nối với các trường học để tổ chức hoạt động trải nghiệm trồng cây, lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường cho học sinh; triển khai 5 hoạt động nhặt rác tại các điểm du lịch. Với những hoạt động ý nghĩa, Dự án “Hành trình xanh” đã tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ.

Trái tim ấm áp yêu thương

Trong đợt tình nguyện tại một trường học ở vùng biên, thấy các em thiếu nhi ít có sách để đọc, anh Thành quyết tâm lan tỏa văn hóa đọc với Dự án “Tủ sách thắp sáng đạo đức”. Tủ sách đầu tiên do anh Thành tự bỏ kinh phí mua và trao tặng. Đến nay, Dự án đã nhận được sự ủng hộ của các Mạnh Thường Quân trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh. Sách được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, có người ủng hộ tiền để mua sách mới, có người quyên góp sách cũ. Khi tiếp nhận các đầu sách gửi về, anh Thành cùng các thành viên phân loại sao cho phù hợp với lứa tuổi rồi gửi đến các trường học. Chia sẻ về những lần đi gom sách, anh Thành cười: “Ai cho sách, dù nhiều hay ít tôi đều rất trân trọng. Mỗi lần tặng tủ sách, nhìn các em nhỏ hào hứng phụ giúp xếp sách, đọc sách tại chỗ, chúng tôi cảm nhận đầy đủ niềm vui của các em”.

Hiện tại, Dự án “Tủ sách thắp sáng đạo đức” đã trao tặng được 43 tủ sách cho các trường học, trại trẻ mồ côi, trại cai nghiện, trại giam với tổng số gần 35.000 cuốn sách. Cô Nguyễn Thị Hoa-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (xã Kông Htok, huyện Chư Sê) cho biết: “Dự án đã mang đến những cuốn sách hay, phù hợp cho thư viện nhà trường, khơi gợi niềm đam mê đọc sách ở các em. Đây là một dự án rất hữu ích, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng”.

Từ tháng 5-2021 đến nay, anh Thành còn kết nối với một số điểm cắt tóc miễn phí và nhận tóc cố định tại salon tóc Thảo Mi (538 đường Hùng Vương, TP. Pleiku) để ủng hộ 300 lọn tóc cho văn phòng của Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (tại TP. Hồ Chí Minh). Tóc đủ tiêu chuẩn là tóc tự nhiên, có độ dài tối thiểu từ 25 cm trở lên, được gia công làm thành các bộ tóc giả, cung cấp miễn phí cho bệnh nhân ung thư nghèo bị rụng đi mái tóc do xạ trị, hóa trị. Ngoài ra, anh Thành đã có 35 lần hiến máu toàn phần, hiến tiểu cầu giúp các bệnh nhân đang cấp cứu. Anh cũng là tình nguyện viên tích cực trong các chương trình hiến máu tình nguyện.

Xứng đáng được vinh danh

Yêu hình ảnh người chiến sĩ công an nên ngay từ nhỏ, anh Thành đã luôn cố gắng học tập, rèn luyện để biến ước mơ thành hiện thực. Sau 6 năm là cán bộ làm công tác giám sát an ninh tại Trại tạm giam Công an tỉnh, đến tháng 6-2023, anh Thành được luân chuyển về Công an xã Hà Ra. Tại đây, anh luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Dù bộn bề với công việc chuyên môn nhưng anh vẫn sắp xếp thời gian cho những dự án tình nguyện.

Anh Lê Tuấn Thành (thứ 7 từ trái sang) tham gia hoạt động vá đường. Ảnh: P.L

Anh Lê Tuấn Thành (thứ 7 từ trái sang) tham gia hoạt động vá đường. Ảnh: P.L

Anh Đỗ Đức Thanh-Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh: “Thanh niên sống đẹp” là giải thưởng cao quý của Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tổ chức hàng năm. Năm 2023, anh Lê Tuấn Thành là 1 trong 20 cá nhân tiêu biểu trong toàn quốc vinh dự nhận giải thưởng này vì có nhiều việc làm, nghĩa cử cao đẹp. Đồng thời, anh Thành vinh dự nhận giải thưởng Tình nguyện quốc gia. Mong rằng anh tiếp tục phát huy sức trẻ, tinh thần nhiệt huyết để tổ chức thêm nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về cộng đồng.

Trong mỗi hoạt động tình nguyện, anh Thành luôn chỉn chu, chú trọng tính thiết thực, hữu ích. Hầu như thứ bảy, chủ nhật nào anh cũng tham gia hoạt động tình nguyện. Khi được hỏi: Động lực nào giúp anh duy trì nhiều dự án cùng lúc, người sĩ quan trẻ bày tỏ: “Nhiều người hỏi tôi hoạt động tình nguyện thì nhận lại được gì. Tôi đều tự tin trả lời, hoạt động tình nguyện giúp tôi thấy cuộc sống có giá trị hơn. Với tôi, làm bất cứ công việc gì cũng phải xuất phát từ trái tim. Tôi mong muốn mình làm được việc tốt mỗi ngày. May mắn là các dự án do tôi sáng lập đều nhận được sự hỗ trợ của các Mạnh Thường Quân về kinh phí, thu hút được hàng trăm tình nguyện viên tham gia. Tôi rất biết ơn sự chung tay của tất cả mọi người”.

Năm 2023, những nỗ lực cống hiến vì cộng đồng của anh Thành được ghi nhận, biểu dương: là 1 trong 20 cá nhân được Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tuyên dương “Thanh niên sống đẹp”, 1 trong 10 cá nhân toàn quốc được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng giải thưởng Tình nguyện quốc gia cùng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành.

Đại úy Phạm Trần Bình-Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh-nhận xét: “Những việc làm tử tế xuất phát từ trái tim, hết lòng vì cộng đồng của Trung úy Lê Tuấn Thành rất đáng trân trọng, biểu dương. Đoàn Thanh niên Công an tỉnh kịp thời nêu gương hành động đẹp của đồng chí Thành để đoàn viên, thanh niên trong đơn vị học tập, nhân rộng, tô đẹp hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân”.

Có thể bạn quan tâm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

(GLO)- Nhờ bám sát chủ trương, nhiệm vụ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cùng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đạt và vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục.

Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.
Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

(GLO)- Năm 2023, huyện Chư Prông đã hoàn thành và vượt 21/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để huyện đặt ra những mục tiêu phấn đấu trong năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.

Rừng-biển kết nối

Rừng-biển kết nối

(GLO)- Truyền thuyết kể rằng, khi Lạc Long Quân trở về biển, nhớ chồng, nàng Âu Cơ thường đứng trên núi cao hướng về Biển Đông gọi tên cha của các con.
Dạo rừng ngày xuân

Dạo rừng ngày xuân

(GLO)- 

Một chuyến về với rừng già trong dịp xuân này có lẽ sẽ là gợi ý hay dành cho những ai muốn tìm kiếm sự yên tĩnh gần như tuyệt đối từ khung cảnh xung quanh.

Đọc thơ trên đất Mỹ

Đọc thơ trên đất Mỹ

(GLO)- Năm 2000, tôi, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cùng nhà văn Tô Đức Chiêu được mời sang Mỹ giao lưu với các bạn cựu chiến binh tại Trung tâm William Joiner (Đại học Massachusetts, Boston).