Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh: Mái ấm của người già neo đơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Việc chăm sóc người già không nơi nương tựa luôn được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm và đã trở thành nghĩa cử mang đậm tính nhân văn. Bằng tình yêu thương và trách nhiệm, những năm qua, các cán bộ, nhân viên của Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh đã biến nơi này thành mái nhà chung ấm áp của những người già neo đơn. 
Bà Tạ Thị Anh Đào-Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh-cho biết: Trung tâm đang quản lý, chăm sóc 62 người cao tuổi thuộc đối tượng bảo trợ xã hội. Đa số họ là người khuyết tật nặng, bệnh nặng, phải phục vụ hoàn toàn hoặc hỗ trợ trong sinh hoạt thường xuyên. Để làm được việc này đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhân viên của Trung tâm phải thực sự nhiệt tâm.
Cụ Nguyễn Thìn (SN 1940, sống ở Trung tâm đã hơn 13 năm) chia sẻ: Trước đây, cụ sống một mình lủi thủi, những hôm trái gió trở trời, ốm đau thấy tủi thân vô cùng. Từ khi vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, cụ được cán bộ, nhân viên chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, lại có các cụ cùng cảnh ngộ bầu bạn tâm sự, các cháu nhỏ ríu rít chuyện trò khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa.
Người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Ảnh: Hà Đức Thành
Người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Ảnh: Hà Đức Thành
Chuyển vào ngôi nhà chung này được hơn 3 năm, bà Nguyễn Thị Mai (SN 1953) hồ hởi cho biết: “Được về nơi này, tôi mừng như được về nhà mình. Ở đây, mọi người xem tôi như người thân trong gia đình, chăm sóc nhau khi ốm đau. Ngày trước, tôi sống có phần khép kín. Thế nhưng từ khi vào Trung tâm, được các cụ và cán bộ ở đây động viên, tôi đã tham gia nhiều hoạt động như: văn nghệ, thể dục thể thao. Tôi thấy cuộc sống thật nhiều niềm vui”. 
Theo Giám đốc Trung tâm, ngoài chăm sóc, cán bộ và nhân viên tại đây còn thường xuyên hướng dẫn, vận động các cụ tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Đặc biệt, những người khuyết tật được duy trì chế độ phục hồi chức năng 4 giờ/ngày. Cùng với đó, Trung tâm bố trí cán bộ y tế khám, điều trị cho các cụ; tổ chức cho đội ngũ cán bộ đi tập huấn, học hỏi nâng cao kinh nghiệm. Hiện nay, trợ cấp tiền ăn hàng tháng của mỗi cụ từ 60 tuổi trở lên là 1,8 triệu đồng. Để bữa ăn của các cụ tươm tất và chất lượng, Trung tâm đã vận động các Mạnh Thường Quân hỗ trợ thêm kinh phí. Chính vì được quan tâm từ bữa ăn, giấc ngủ đến sức khỏe nên tinh thần các cụ luôn thoải mái. Khi vào Trung tâm, mỗi cụ một hoàn cảnh và nỗi niềm riêng nhưng bù lại ai cũng nhận được sự quan tâm chăm sóc tận tâm của cán bộ, nhân viên nơi này.
HÀ ĐỨC THÀNH

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta chứng kiến những cô gái tưởng chừng yếu đuối, nhưng lại trở thành trụ cột vững chãi cho gia đình khi biến cố ập đến. Đối mặt với khó khăn, bằng nghị lực phi thường, họ xây dựng tương lai cho những người thân yêu.

Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Không đâu bằng về nhà”

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.