Trung Quốc chỉ tăng ngân sách quốc phòng vì tính đến 'các kịch bản xấu nhất'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bất chấp kinh tế khó khăn buộc phải cắt giảm chi tiêu công ở nhiều lĩnh vực, Bắc Kinh chỉ duy trì tăng ngân sách cho quân đội với lời giải thích 'Trung Quốc đang đối mặt với các mối đe doạ thực sự'.
 
Sơn Đông là tàu sân bay tự đóng nội địa đầu tiên của Trung Quốc - Ảnh: AFP
Tuần trước, khi Trung Quốc công bố tăng ngân sách quốc phòng 6,6% nhưng lại cắt giảm nhiều lĩnh vực khác do kinh tế gặp khó, các nhà phân tích nhận xét điều này thể hiện rõ Bắc Kinh đang cảm nhận mối nguy an ninh ngày càng lớn.
Tân Hoa Xã đưa tin đi kèm với khoản tăng hàng tỉ đôla, Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ đạo Quân Giải phóng nhân dân (PLA) "phải nghĩ đến những kịch bản xấu nhất, tăng cường huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu... bảo vệ tuyệt đối chủ quyền quốc gia, các lợi ích an ninh và phát triển".
Đài CNN nhận định gói quốc phòng của Trung Quốc sẽ ít gây sự chú ý hơn nếu nước này hiện không trải qua cú sốc kinh tế lớn nhất trong vài chục năm trở lại đây. 
Năm 2020 đánh dấu lần đầu tiên Bắc Kinh không dám xác lập mục tiêu tăng trưởng kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Thật ra PLA không phải không "đau", mức tăng ngân sách 6,6% là thấp nhất trong nhiều thập niên, nhưng "nỗi đau" này không là gì so với các lĩnh vực chi tiêu công khác của Chính phủ Trung Quốc.
Ví dụ, ngân sách dành cho các dịch vụ hành chính công bị giảm 13,3%, quan hệ đối ngoại giảm 11,8%, giáo dục giảm 7,5%, khoa học và công nghệ giảm 9,1%...
"Các đề xuất ngân sách gợi ý rằng Bắc Kinh đang cảm thấy bất an trong tư thế bị bao vây. Nó phản ánh một nỗi lo lớn về căng thẳng với Mỹ, về một hi vọng ngày càng phai nhạt trong việc tái thống nhất với Đài Loan trong hoà bình.
Ngoài ra, Bắc Kinh cần tăng cường an ninh để kiểm soát nhiều rối ren trong nước, từ bất ổn chính trị ở Hong Kong, các tỉnh phía tây, cho đến những hệ luỵ trên cả nước do tình hình thất nghiệp và tăng trưởng suy yếu trong dịch COVID-19", ông Timothy Heath, nhà nghiên cứu cao cấp của tổ chức học giả RAND Corp. (trụ sở ở Washington, Mỹ), bình luận.
Ông Ngô Khiêm, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, lập luận rằng ngân sách quốc phòng của nước này "phù hợp với thời cuộc".
"Có thể nói thế giới ngày nay không còn hoà bình. An ninh trong nước và những lợi ích hải ngoại của Trung Quốc đang đối mặt với các mối đe doạ thực sự... Do đó nhu cầu tăng chi tiêu quốc phòng đối với Trung Quốc là hợp lý và cần thiết", ông Ngô giải thích bên lề kỳ họp quốc hội Trung Quốc trong tuần này.
 
Quân đội Trung Quốc tập trận ở căn cứ hải ngoại lập tại Djibouti, châu Phi - Ảnh: RT
Thiếu minh bạch
Trong khi Bắc Kinh mô tả ngân sách quốc phòng 2020 của họ là "khiêm tốn nhất trong nhiều năm, chẳng đáng so với chi tiêu của quân đội nước ngoài", các học giả của Viện quốc tế Nghiên cứu chiến lược (IISS) cho rằng mức thực chi của Trung Quốc không kém Mỹ là bao, có thể chỉ ít hơn 13%.
Số liệu do IISS công bố hồi tháng 2 ghi nhận Mỹ đã chi tổng cộng 686 tỉ USD cho quốc phòng trong năm 2019, còn Trung Quốc trên giấy tờ là 181 tỉ USD.
Các phân tích chuyên sâu cho thấy sự chênh lệch đó không hợp lý nếu ghi nhận những tiến bộ thần tốc của PLA kể từ khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2013.
Có thể kể một số như: Hoàn thành đóng tàu sân bay Sơn Đông và đưa vào hoạt động chỉ trong vài năm; chế tạo tiêm kích tàng hình J-20 (đối thủ của F-22 và F35 của Mỹ), đưa vào sẵn sàng chiến đấu; tăng cường hạm đội tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo; mở căn cứ quân sự hải ngoại đầu tiên ở Djibouti; bồi đắp trái phép, xây một loạt căn cứ quân sự ở Biển Đông...
Tất cả những thứ trên đều cần rất nhiều tiền, nhưng với Trung Quốc thì sự minh bạch là cả một vấn đề.
"Dữ liệu ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh luôn có 3 vấn đề lớn: Thiếu minh bạch, không đầy đủ, và không đáng tin cậy", ông Frederico Bartels - nhà nghiên cứu của tổ chức Heritage Foundation, chỉ ra trong báo cáo đăng trên trang The Strategist của Viện Chính sách chiến lược Úc.
Ông Bartels đi đến kết luận chi tiêu quốc phòng của Mỹ và Trung Quốc thực tế chỉ lệch nhau chừng 13% sau khi phân tích mọi yếu tố, bao gồm tỉ giá tiền tệ và giá nhân công ở mỗi nước.
Ngay từ đầu, tất cả đều nằm trong kế hoạch hiện đại hoá quân đội của ông Tập Cận Bình, mục tiêu tối thiểu là biến PLA mạnh ngang với lực lượng vũ trang Mỹ ở châu Á.
PHÚC LONG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.