Trục lợi lòng nhân ái

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh tật khiến nhiều người nghèo sẽ nghèo hơn, kiệt quệ. Và dù người giàu rơi vào bệnh tật cũng có thể sẽ bị nghèo đi.

Chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) ra đời từ 15 năm trước đã thể hiện sự nhân văn, đó là người khỏe mạnh chia sẻ gánh nặng với người bệnh tật. Nhưng trong bối cảnh mức đóng BHYT còn thấp, nhiều đối tượng chưa được chi trả 100% thì phần đồng chi trả (5 - 20%) cũng là gánh nặng đối với người nghèo. Chưa kể một số loại dịch vụ kỹ thuật bảo hiểm chỉ chi trả 50% hoặc không chi trả. Để lấp vào các khoảng trống trong chính sách viện phí khám chữa bệnh, các bệnh viện (BV) lập nên các quỹ hỗ trợ bệnh nhân (BN) nghèo, quỹ giờ vàng, quỹ cho BN ung thư... nhằm kêu gọi các nhà hảo tâm chung tay giúp viện phí cho BN.

Đội ngũ công tác xã hội là lực lượng chủ lực tiếp cận, kêu gọi viện phí cho BN nghèo ở BV. Nhưng không thể không nói đến vai trò của các y bác sĩ. Họ vừa chăm sóc điều trị cứu mạng sống BN, vừa thông qua các mối quan hệ cá nhân đã "xin" được rất nhiều tiền cho BN trả viện phí, thậm chí họ bỏ tiền túi ra cho BN... Không chỉ thế, BN, thân nhân đến BV lại còn được có những bữa cơm miễn phí, có quần áo miễn phí, có gạo mang về miễn phí, và thậm chí còn được BV cho tiền xe về. Điều này cho thấy, BN nghèo đến BV không bị bỏ rơi mà luôn được cứu giúp về nhiều mặt.

Nhưng trong xã hội, hiện nay có một số nhóm, cá nhân lợi dụng nghĩa cử tốt đẹp ở BV, họ đã và đang làm giả giấy tờ BN nghèo, giả giấy tờ của BV, giả hoàn cảnh thương tâm mắc bệnh hiểm nghèo để trục lợi trên lòng nhân ái. Điều này đã được các BV cảnh báo, lên án nhưng nó vẫn tồn tại như hạch ung thư chưa thể giải quyết tận gốc được. Những thành phần xấu này đã phần nào làm xói mòn lòng nhân ái của xã hội, của các nhà hảo tâm vốn đang có nghĩa cử cao đẹp với BN nghèo.

Khi phát hiện có sự "trục lợi" lòng nhân ái, các cơ quan chức năng cần có hình thức xử lý đích đáng để làm gương, để lòng nhân ái được đặt đúng chỗ là BN nghèo.

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).