Trốn cách ly là tiếp tay cho "giặc" COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, đơn vị đang xác minh, làm rõ việc một tài xế chở người từ vùng dịch về địa phương né các trạm kiểm soát y tế. Cụ thể, ngày 7.8, Công an huyện Phú Vang nhận thông tin trên địa bàn phát hiện 3 người từ Đà Nẵng trở về có dấu hiệu trốn cách ly.
 

 6 ngư dân tìm trách trốn cách ly tại thời điểm bị phát hiện. Ảnh: BĐBP
6 ngư dân tìm trách trốn cách ly tại thời điểm bị phát hiện. Ảnh: BĐBP


Người dân đã rất ý thức về phòng dịch, đối với những trường hợp nghi trốn cách ly, dân có trách nhiệm thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương. Sau khi xác minh, Công an huyện Phú Vang phối hợp đưa 3 người này đi cách ly theo đúng quy định.

Nhưng đó chỉ là giải quyết cái ngọn, còn gốc chính là những đường dây đưa người từ vùng dịch về địa phương trốn cách ly. Như trong vụ này, tài xế tên Trương Thanh Minh, đón 6 người tại Đà Nẵng đưa ra Huế.

Do biết được đường đi lối lại để tránh các chốt kiểm soát, sau khi qua hầm Hải Vân, Minh cho cả 6 người xuống xe đi bộ dọc một đường liên thôn ra phía biển. Ở đó có một ôtô khác đón khách, chạy ở các đường liên thôn, ngõ ngách để tránh các trạm kiểm soát y tế trên quốc lộ 1. Hai tài xế này phối hợp đưa khách lọt về địa chỉ đã cam kết trước. Nếu không có người dân phát hiện và báo cáo, thì sẽ rất nguy hiểm.

Đây là cách kiếm tiền thời đại dịch, nhưng đây cũng là cách để làm cho đại dịch bùng phát, lây lan nhanh nhất. Trong ngày 8.8, Công an huyện Phú Vang xử lý thêm 8 trường hợp trốn cách ly từ Đà Nẵng về Huế và đã đưa đi cách ly.

Chính quyền địa phương chỉ biết được số người bị phát hiện trốn cách ly để đưa đi cách ly, còn số lọt lưới thì bó tay. Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu đường dây đưa người trốn cách ly và đã có bao nhiêu trường hợp lọt lưới?

Đồn biên phòng Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên - Huế từng kiểm tra một tàu cá đưa 9 người về địa phương để trốn cách ly dịch COVID-19. Những tàu cá khác thì sao, không ai trả lời được câu hỏi này.

Phải xử thật nghiêm những người tổ chức đưa người trốn cách ly để răn đe những kẻ muốn kiếm tiền bất chấp hậu quả cho xã hội. Nhưng đối với người từ vùng dịch về, rất cần sự tự giác báo cáo y tế để chủ động cách ly, bảo vệ cho bản thân, gia đình và cho cộng đồng.

Một hàng rào phòng thủ cực kỳ quan trọng để ngăn chặn tình trạng trốn cách ly chính là người dân. Mỗi người đều nâng cao cảnh giác, “chống dịch như chống giặc” thì phải xem những người cố tình lây lan dịch bệnh là cùng phe với “giặc”. Phải chống đến cùng.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/tron-cach-ly-la-tiep-tay-cho-giac-covid-19-826492.ldo
 

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Vụ việc khách du lịch nghỉ tại một khách sạn ở Cửa Lò (Nghệ An) bị yêu cầu bồi thường 4,8 triệu đồng vì bất cẩn khi hút thuốc lá làm cháy nệm và ga trải giường của khách sạn cách đây ít ngày, được đăng tải trên mạng xã hội, đã gây nhiều ý kiến trái chiều.

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Bộ phim Lời nguyền dưới ánh trăng của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đang thu hút sự chú ý đặc biệt, không hẳn vì đây là tác phẩm khoa học viễn tưởng đầu tiên tại VN được tạo hoàn toàn từ AI mà còn bởi kinh phí khiêm tốn: chỉ hơn một chỉ vàng và thực hiện vỏn vẹn trong 72 giờ.

null