Trò chuyện với những nhà báo tương lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghề báo là một nghề đặc biệt, có hào quang- bóng đêm, vinh dự và khó nhọc, hấp dẫn nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Mỗi năm, các trường cho “ra lò” hàng trăm sinh viên báo chí. Nhưng con đường để một sinh viên ngành báo chí đến cánh cửa của nghề báo hoàn toàn không dễ dàng, không ít bạn trẻ phải bỏ cuộc.
Nghề báo - nghề cao quý!
Vũ Ngọc Minh Anh, sinh viên lớp Báo chí Chất lượng cao TT23 K64 trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) lựa chọn học làm báo từ sở thích cá nhân. Ngay từ nhỏ, Minh Anh đã được tiếp xúc, được sống trong môi trường báo chí khi có người thân trong gia đình làm báo. “Chính vì thế, bản thân em phần nào hiểu nhiều hơn về nghề, dần dần nghề báo làm em thích thú và mong muốn được trở thành một nhà báo trong tương lai”, Minh Anh chia sẻ và cảm nhận nghề báo là một nghề rất cao quý, có ích và không thể thiếu trong xã hội nên quyết định thi vào khoa báo của trường.

Vũ Ngọc Minh Anh, sinh viên lớp Báo chí Chất lượng cao TT23 K64 trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Vũ Ngọc Minh Anh, sinh viên lớp Báo chí Chất lượng cao TT23 K64 trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Với Minh Anh, báo chí hiện nay có rất nhiều sự đổi mới. Ví dụ như, việc cập nhật tin tức báo chí ngày càng tiện lợi, dễ dàng, thú vị hơn nhờ các thiết bị điện tử, công nghệ cao. Sự chân thực, hấp dẫn của tác phẩm báo chí nhờ vậy cũng được nâng lên. Đặc biệt, sự phát triển không ngừng của xã hội khiến nghề báo ngày càng gặp không ít khó khăn. Đó là khó khăn trong việc cạnh tranh với tốc độ, kho tàng thông tin dày đặc trên mạng xã hội; khó khăn trong chạy theo xu hướng, nhu cầu của người đọc. Nhưng đây cũng là thách thức để báo chí khẳng định được vị trí, để độc giả, công chúng quan tâm. Nó cũng đòi hỏi người làm báo cần trang bị nhiều kỹ năng và kiến thức hơn nữa để chắt lọc, lựa chọn thông tin phù hợp.
Mục tiêu của Minh Anh là sẽ hoàn thành thật tốt khoá thực tập, rèn luyện và cố gắng học hỏi được nhiều bài học từ thế hệ đi trước. “Môi trường báo chí không hề màu “hồng” mà đầy khắc nghiệt, nhưng em vẫn mong muốn trở thành một nhà báo, mong muốn được góp sức cho sự phát triển của báo chí. Không chỉ bởi sự yêu thích, niềm đam mê em muốn được làm nghề và cống hiến cho xã hội, cho báo chí nước nhà. Dù chưa trực tiếp làm nhưng em hiểu mình cần phải luôn nỗ lực, chuẩn bị hành trang thật tốt để “chống chọi” với tương lai đầy khó khăn phía trước. Bản thân em sẽ trang bị kiến thức và kỹ năng sống, tác nghiệp trong báo chí, rèn luyện tinh thần “thép” trước mọi tình huống…”, Minh Anh chia sẻ.
“Em mong rằng, nền báo chí sẽ tạo ra một môi trường năng động, sáng tạo hơn. Báo chí tương lai cần trẻ hóa, cởi mở để thu hút đông đảo độc giả trẻ nữa”, Minh Anh nói và cho biết thêm, nghề nào cũng cần thu nhập hợp lý để khuyến khích người sáng tạo cống hiến hết mình. Bản thân Minh Anh muốn làm báo hướng tới “chân - thiện - mỹ”, có như thế nghề báo sẽ được coi trọng.
Nghề nguy hiểm
“Báo chí hiện nay đã có nhiều thay đổi, cạnh tranh và khắc nghiệt. Điều này đòi hỏi nhiều phóng viên, những nhà báo “đa di năng” nắm nhiều kỹ năng để làm được các khâu khác nhau trong quá trình sản xuất một tác phẩm báo chí”, Phan Thị Hương Giang, lớp Báo Truyền hình K40 (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) bày tỏ. Từ những năm tháng học THPT, Giang đã có ước mơ trở thành một nhà báo chuyên nghiệp. Giấc mơ cháy bỏng đó thôi thúc em từng ngày và em đã thi đỗ đúng trường đại học em mong muốn và đang trên con đường thực hiện ước mơ đó. “Mỗi ngày, em càng nhận rõ ra giá trị cao cả của những tác phẩm báo chí mang lại cho cộng đồng nên em có thể khẳng định, việc thi vào ngành báo là một quyết định đúng đắn của tuổi 18”, Giang chia sẻ.

Phan Thị Hương Giang, lớp Báo Truyền hình K40 (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Phan Thị Hương Giang, lớp Báo Truyền hình K40 (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Giang mong muốn trở thành một nhà báo điều tra. Ngoài việc trau dồi kiến thức, kỹ năng trên lớp, ngay từ năm thứ 2 đại học, em đã xin cộng tác với một số tờ báo lớn để học hỏi kinh nghiệm của các nhà báo và đã có những tác phẩm được ghi nhận. “Để trở thành một nhà báo, hành trang em mang theo bên mình chính là trí tuệ, đạo đức và tấm lòng yêu nghề, yêu cộng đồng. Hiện nay, có khá nhiều những định kiến về nhà báo nhất là những nhà báo trẻ. Nên bản thân em sẽ cố gắng học hỏi, nắm vững những kiến thức từ đời sống, xã hội đến chính trị hay nhiều kiến thức chuyên ngành khác để sáng tạo những tác phẩm báo chí chuẩn mực về kiến thức. Em sẽ không ngừng học hỏi từ sách vở, internet, các anh chị đồng nghiệp đi trước và từ mọi người xung quanh. Ngoài ra, em sẽ rèn luyện tâm sức vững vàng, nỗ lực vươn lên trước khó khăn và cám dỗ”, Giang nói và cho biết, nghề báo còn là 1 nghề rất nguy hiểm đặc biệt với phụ nữ. Một tác phẩm ý nghĩa ra đời là sự đánh đổi về thời gian, công sức thậm chí là máu. Vì thế, Giang mong muốn cơ quan quản lý nhà nước sẽ có nhiều hơn những chính sách hỗ trợ nhà báo nữ để có thể vừa đảm bảo xây dựng hạnh phúc gia đình đồng thời phát triển được sự nghiệp làm báo.
Làm báo - sáng tác nghệ thuật
Đỗ Hoàng Hải Anh, lớp Báo Ảnh 39 (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ, làm báo ngoài việc cập nhật tin tức thường nhật thì nó còn là sáng tác nghệ thuật. “Em thấy rằng, nghề báo mang lại vinh quang nhưng đằng sau là sự vất vả, đòi hỏi người làm báo thường xuyên trau dồi kiến thức, dấn thân, cống hiến. Em lựa chọn báo chí thứ nhất là vì yêu thích. Thứ 2, nghề báo mang sứ mệnh lớn, để bạn đọc tiếp cận sự thật. Và trong đó, báo ảnh giúp em nâng cao chất lượng nghệ thuật cho bản thân. Những góc máy là những góc nhìn nghệ thuật, những bức ảnh là những tác phẩm nghệ thuật”, Hải Anh chia sẻ.

Đỗ Hoàng Hải Anh, lớp Báo Ảnh 39 (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Đỗ Hoàng Hải Anh, lớp Báo Ảnh 39 (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Hải Anh đang rất nỗ lực trau dồi kiến thức, lối tư duy và tác phong để trở thành một nhà báo. “Môi trường báo chí chưa bao giờ là “yên bình” mà đầy khắc nghiệt nên khi còn ngồi trên ghế nhà trường em đã chủ động trang bị cho mình những hành trang giúp em vững tin hơn về ước mơ mục tiêu của mình. Đầu tiên, là tư cách đạo đức của người làm báo, thứ hai là lối tư duy để em có thể khai thác một cách đúng nhất các nguồn thông tin, vấn đề mà em sẽ trình bày trong tác phẩm báo chí của mình. Thứ ba, là trang thiết bị hỗ trợ trong các chuyến công tác hay các sản phẩm báo chí. Khi có đủ các yếu tố, bản thân sẽ tự tin để cống hiến”, Hải Anh nói.
Theo Hải Anh, sự chăm chỉ, say nghề thì chúng ta sẽ cho ra những tác phẩm sản phẩm báo chí tốt có giá trị và có hiệu quả. Bên cạnh thông tin báo chí, hiệu quả của bài báo, thương hiệu cá nhân, của tòa soạn sẽ cho người làm báo thu nhập xứng đáng.
Thách thức
Còn Bí thư Liên chi Đoàn Viện Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), sinh viên lớp Báo In 39, Ngô Trung Dũng cho rằng, trong kỷ nguyên số bùng nổ hiện nay, tác động của công nghệ, mạng xã hội đối với các cơ quan báo chí và công chúng ngày càng lớn. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội đối với báo chí và cả xã hội. Nó đòi hỏi người làm báo có bản lĩnh, chuyên môn vừa phải nhanh, lại phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính nhân văn, có trách nhiệm cao với xã hội. Để làm được những điều này, người làm báo phải vượt qua rất nhiều thách thức và khó khăn.

Ngô Trung Dũng, lớp Báo In 39 (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Ngô Trung Dũng, lớp Báo In 39 (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Từ lúc còn là học sinh THCS, Dũng đã hứng thú với nghề báo và xác định đây là mục tiêu mà em muốn theo đuổi. Em thường xuyên tìm hiểu các thông tin trên mạng xã hội cũng như trò chuyện với các anh chị khóa trước và quyết định thi ngành báo chí và sẽ gắn bó trong tương lai. Vào đại học, em làm Bí thư Liên chi Đoàn Viện Báo chí, năng nổ tham gia các hoạt động (nhất là các tọa đàm, hội thảo liên quan đến báo chí) để học hỏi, làm quen các kỹ năng tác nghiệp. Em còn cộng tác với một số cơ quan báo chí để rèn luyện ngòi bút, chuẩn bị tinh thần can đảm, dấn thân, không ngại khó, ngại khổ…

Sinh viên đi tác nghiệp
Sinh viên đi tác nghiệp
“Nghề làm báo cũng như nhiều nghề phụng sự xã hội khác luôn có những cái bẫy, đó là sự cám dỗ về vật chất, tiền bạc đối với người làm nghề. Xã hội càng hiện đại, “quyền lực” của thông tin càng lớn thì những cám dỗ với nhà báo ngày càng nhiều. Đứng trước cám dỗ của đồng tiền, nếu không vững lòng, người làm báo sẽ dễ thỏa hiệp và sa vào con đường bất chính, từ đó dễ nảy sinh những vấn đề tiêu cực. Người làm báo không chỉ cần có đam mê, dấn thân mà còn rất cần phải có bản lĩnh. Bản lĩnh đó giúp người làm báo có cách nhìn nhận khách quan, vượt qua những khó khăn, chướng ngại, sự đe dọa và kể cả sự cám dỗ của đồng tiền. Bản lĩnh đó giúp nhà báo có cái nhìn đúng đắn và phản ánh trung thực khách quan hiện thực, nêu gương cái tốt, đấu tranh với cái xấu, góp phần vào sự công bằng của xã hội. Đó cũng chính là đạo đức nhưng cũng là những thách thức đối với người làm báo”, Dũng xác định.
Nghề chọn người
Trần Đức Long, Lớp trưởng lớp Báo chí chất lượng cao K63, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc Gia Hà Nội) cho biết, bản thân là độc giả trung thành của báo Tiền Phong từ những ngày còn học THCS. Dù có nguyện vọng học ngành luật nhưng rồi em quyết định thay đổi nguyện vọng trước ngày thi vì muốn trở thành “người vì chính nghĩa”. Đó là mong muốn đưa những sai trái ra trước ánh sáng pháp luật, dùng ngòi bút để bảo vệ những người yếu thế trong xã hội.

Trần Đức Long, lớp trưởng lớp Báo chí chất lượng cao K63 ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn
Trần Đức Long, lớp trưởng lớp Báo chí chất lượng cao K63 ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn
Long cho biết, quá trình học tập, rèn luyện, tìm hiểu, thấy rằng nhà báo luôn là người xông pha đến những nơi nguy hiểm nhất, trong lúc đó rất có thể sẽ gặp rủi ro không mong muốn. Và nguồn thông tin họ đem lại là vô cùng quý giá, được đánh đổi bằng máu, mồ hôi và cả nước mắt. Vì thế, em cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần phải có chính sách bảo vệ, quan tâm đặc biệt hơn đối với những nhà báo.
“Nghề báo ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với tốc độ, kho tàng thông tin dày đặc trên mạng xã hội. Báo chí gặp thách thức trong chạy theo xu hướng, nhu cầu của người đọc. Nhưng đây cũng là cơ hội để báo chí khẳng định được vị trí riêng có của mình”
Vũ Ngọc Minh Anh, sinh viên lớp Báo chí Chất lượng cao TT23 K64 trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Tuy nhiên, với Long, dù học báo chí nhưng định hướng phát triển sau này của em lại thuộc lĩnh vực quan hệ công chúng - quảng cáo, một ngã rẽ khác của nghề báo. “Dù có theo đuổi con đường báo chí hay không thì kiến thức nền tảng của ngành báo rất hữu dụng và có thể áp dụng được vào nhiều ngành trong cuộc sống”, Long chia sẻ.

Nguyễn Ngô Vân Quỳnh, lớp Báo chí Chất lượng cao K64 ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn
Nguyễn Ngô Vân Quỳnh, lớp Báo chí Chất lượng cao K64 ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn
Còn đối với sinh viên sinh năm 2001, Nguyễn Ngô Vân Quỳnh, lớp Báo chí Chất lượng cao K64 ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, quyết định thi và học báo chí là cơ duyên. “Như mọi người thường nói là “nghề chọn người” thì với em cũng tương tự như vậy. Dự định ban đầu của em không phải là báo chí mà là ngành nghề khác, nhưng may rủi sao, lúc thay đổi nguyện vọng em lại đặt khoa báo chí của trường lên nguyện vọng 1. Và đến hiện tại thì em không hối hận với sự lựa chọn của mình”, Quỳnh cho hay.
“Nghề báo cũng như nhiều nghề phụng sự xã hội khác, luôn có những cái bẫy đối với người làm nghề. Xã hội càng hiện đại, “quyền lực“ của thông tin càng lớn thì những cám dỗ với nhà báo ngày càng nhiều. Đứng trước cám dỗ của đồng tiền, nếu không vững lòng, người làm báo sẽ dễ thỏa hiệp và sa vào con đường bất chính, từ đó dễ nảy sinh những vấn đề tiêu cực. Để trở thành người làm báo tử tế, không chỉ cần có đam mê, dấn thân mà người đó còn phải có đạo đức, có bản lĩnh”
Ngô Trung Dũng, lớp Báo In 39 (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Theo Quỳnh nhìn nhận, báo chí hiện nay vừa thú vị, vinh quang nhưng đầy những thách thức. Nhiều trường hợp nhà báo khi đưa tin hay tìm kiếm thông tin lại không xác minh kỹ càng. Có người bất chấp đưa thông tin nóng để câu view, thu hút sự chú ý của mọi người. Những nội dung đó làm mất niềm tin đối với độc giả. Có lẽ vì thế, thay vì chọn phấn đấu trở thành một nhà báo, Quỳnh theo ngành truyền thông đa phương tiện và theo đuổi con đường truyền tải thông tin đến công chúng. “Em cảm thấy mình chưa đủ sắc sảo, sự kiên trì để theo đuổi thông tin mà thay vào đó em muốn là người hỗ trợ đưa tin tức đến người đọc. Truyền thông đa phương tiện hiện nay cũng được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng vì cần nhiều sáng tạo và thoả sức đam mê. Em mong muốn mình có thể tạo những ấn phẩm truyền thông dễ hiểu, từ màu sắc, hình ảnh đồ hoạ đến nội dung truyền tải”, Quỳnh chia sẻ.
Theo ĐỨC ANH (TPO)
 

Có thể bạn quan tâm

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

(GLO)- “Kết nối tình nguyện-cháy mãi nhiệt huyết của tuổi trẻ“ là phương châm hoạt động của nhóm cựu cán bộ Đoàn cơ sở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 2 năm thành lập, nhóm không chỉ mang niềm vui đến cho những hoàn cảnh khó khăn mà còn là nơi các thế hệ cán bộ Đoàn gắn kết, “truyền lửa“ tình yêu với Đoàn.
Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

(GLO)- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được các đơn vị trường học ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đặc biệt quan tâm. Trong đó, mô hình “Vườn rau em chăm“ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện bữa ăn và khơi dậy tình yêu lao động trong học sinh.
Đôi vũ công đặc biệt

Đôi vũ công đặc biệt

(GLO)- Đến với khiêu vũ một cách tình cờ, đôi vận động viên (VĐV) Trần Nam Dũng-Lê Phương Thảo đã từng bước khẳng định vị thế ở môn thể thao đầy tính nghệ thuật này. Tấm huy chương bạc tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 là sự ghi nhận cho những nỗ lực không biết mệt mỏi cùng tâm huyết của các vũ công.
Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

(GLO)- Với mong muốn nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Nguyễn Đình Hùng-Phó Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã nghiên cứu, áp dụng hiệu quả các phác đồ chữa trị mới, giúp người dân sớm phát hiện và điều trị ung thư tại chỗ. Một trong số đó là hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn.
Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Tình nguyện mùa đông“ năm 2022 và “Xuân tình nguyện“ năm 2023. Trong 2 ngày (23 và 24-12), tại xã Đất Bằng, huyện Krông Pa và xã An Thành, huyện Đak Pơ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Đoàn công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông“ năm 2022.
Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

(GLO)- Sau khi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022-2027) thành công tốt đẹp, 63 tỉnh, thành trong cả nước đã đồng loạt tổ chức “Ngày thanh niên cùng hành động“. Trong đó, Gia Lai là 1 trong 7 điểm cầu được lựa chọn tổ chức cấp trung ương. Chuỗi hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.
Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

(GLO)- Sáng 18-12, tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức lễ phát động thí điểm Ứng dụng kết nối thanh thiếu niên (YEA). Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói“ được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Gia Lai và tỉnh Yên Bái.
Chung tay giúp trẻ em nghèo

Chung tay giúp trẻ em nghèo

(GLO)- Đối với trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì chiếc áo ấm hay những đồ chơi tự chế rất có ý nghĩa. Thấu hiểu điều đó, chương trình “Áo ấm cho em“ đã trao tặng những chiếc áo ấm cùng những phần quà ý nghĩa cho trẻ em ở 2 huyện Ia Pa và Chư Păh (tỉnh Gia Lai).