Trình Chính phủ Quy hoạch TP.HCM cuối tháng 6.2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Quy hoạch TP.HCM cần xác định đến năm 2030, TP.HCM trở thành đô thị toàn cầu, là thành phố phát triển, hiện đại, văn minh, vượt qua ngưỡng thu nhập cao.

Ngày 12.6, Bộ KH-ĐT tổ chức Hội nghị thẩm định Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch).

Trong 3 kịch bản phát triển kinh tế TP.HCM nêu trong Quy hoạch, kịch bản được chọn nêu rõ: đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu hút nguồn lực thực hiện dự án giữ vai trò động lực tạo ra sự đột phá, phù hợp với xu hướng phát triển vùng Đông Nam bộ. Tốc độ tăng trưởng GRDP của TP.HCM theo kịch bản này là 8,5 - 9%.

Ảnh: TNO

Ảnh: TNO

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Quy hoạch đã bám sát Quy hoạch tổng thể quốc gia, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 98 của Quốc hội. Về một số nội dung lưu ý để hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch, ông Dũng yêu cầu cơ quan lập Quy hoạch làm rõ mục tiêu phát triển tổng quát và cụ thể của TP.HCM. "Quy hoạch cần xác định đến năm 2030, TP.HCM phấn đấu thành đô thị toàn cầu, là thành phố phát triển, hiện đại, văn minh, vượt qua ngưỡng thu nhập cao. TP.HCM phải trở thành nơi đáng đến, đáng sống, đáng làm việc cho các chuyên gia, nhà khoa học, tri thức", ông Dũng nói.

Khẳng định công tác quy hoạch có ý nghĩa rất lớn trong việc định hình và xây dựng các kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong từng lĩnh vực nói riêng của TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết dự thảo báo cáo Quy hoạch tập trung thể hiện rõ các định hướng phát triển của thành phố trên 5 nội dung: kinh tế xanh, đô thị sáng tạo, hạ tầng thông minh, xã hội văn minh và môi trường bền vững. "Thời gian tới, TP.HCM sẽ tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc các ý kiến để chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch chất lượng nhất để trình hội đồng thẩm định, tiến hành các bước trình Chính phủ trước cuối tháng 6 này", ông Mãi nói.

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.