Trí tuệ trẻ thơ và hệ luỵ từ đại dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với cách nhìn của người làm báo, tôi cảm thấy lo lắng cho một thế hệ trẻ hôm nay của chúng ta. Các cháu rồi sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều đến trí tuệ và tâm lí bởi dịch bệnh kéo dài như hiện nay.
Không mấy ai có thể ngờ, đại dịch Covid-19 cho đến nay đã kéo dài ngót nghét 2 năm tròn với biết bao hệ luỵ vì nó mà sinh ra.
Với trẻ em nói chung, quả là một thiệt thòi rất lớn khi phải sống với một lối sinh hoạt khép kín quá lâu trong nhà. Điều đó khiến con cháu chúng ta bị tù túng, ít có điều kiện sinh hoạt, giao lưu cùng chúng bạn nên đã và sẽ có nhưng dấu hiệu ảnh hưởng không nhỏ đến trí tuệ.
Thậm chí, nếu còn kéo dài tiếp, không loại trừ những chứng trầm cảm cũng có thể xảy ra trong cộng đồng trẻ thơ tuỳ theo từng mức độ khác nhau. 
Rất nhiều bậc cha mẹ đã than phiền, lo lắng rằng họ thấy con ở nhà đang béo phì, kêu buồn chán, không muốn học, có cháu thì nghịch phá quá mức, có cháu bẳn gắt với cha mẹ, có cháu suốt ngày rúc trong phòng riêng ôm máy tính đến bữa cũng không ra...
Một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến dấu hiệu xấu trên là do nhiều gia đình cha mẹ phải đi làm mà không có người khác ở nhà phụ giúp. Trẻ em, có thể là đối tượng ngồi nhà một mình, sẽ rất cô đơn. Tuổi này chúng rất hiếu động cho nên nhiều khi sẽ có những kiểu nghịch dại tai hại không ngờ đến , nhiều khi gây tai hoạ tuỳ mức độ...
Một nghiên cứu mà tôi đã đọc trên báo, theo Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Cao Tiến Đức ,nguyên Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 thì  Covid-19 là một sang chấn nghiêm trọng tác động đến tâm lý con người, khiến người ta dễ mắc các rối loạn về tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn tress sau sang chấn.

Học sinh trường THPT Trưng Vương (quận 1, TP.HCM) đang hướng dẫn các bạn trong lớp thực hiện 5K hôm 10/12 Ảnh: Mỹ Quỳnh.
Học sinh trường THPT Trưng Vương (quận 1, TP.HCM) đang hướng dẫn các bạn trong lớp thực hiện 5K hôm 10/12. Ảnh: Mỹ Quỳnh
Nghiên cứu của GS. Đức và cộng sự tại khu cách ly, các đối tượng cách ly, những người phục vụ, người dân trong cộng đồng bị phong tỏa… cho thấy phản ứng tâm lý của họ rất mạnh. Người già, phụ nữ, trẻ em, người có trình độ học vấn thấp là những đối tượng dễ bị tác động tâm lý, do đó dễ mắc các rối loạn về tâm thần. Và đương nhiên, trẻ em là đối tượng rất đáng quan tâm khi chúng không được đến trường, ít được tiếp xúc như bình thường... 
Đến giờ phút này, Bộ Giáo dục Đào tạo luôn ở tâm thế đã hoặc sẽ cho trẻ đến trường (tuỳ cấp độ dịch mỗi nơi mỗi khác), nhưng thực tế là sau ít ngày bình an thì tình hình vẫn chập chờn. Nhiều khi nghĩ rằng có thể tiếp tục cho trẻ học tập trung thì lại phải dừng cho học trực tuyến vì dịch vẫn bùng rộng.
Chính vì thế mà các cơ quan có trách nhiệm trong ngành giáo dục có thể vẫn chưa nghĩ tới phương án viết một loại sách bỏ túi cho cha mẹ các con chăm sóc, dạy dỗ con mình khi chúng chưa được đến trường cùng bạn bè. 
Nếu thiếu những hướng dẫn kịp thời được Bộ GDĐT biên soạn như những cuốn cẩm nang giúp phụ huynh nuôi dạy trẻ em theo từng độ tuổi, sẽ thật khó cho các bậc cha mẹ biết cách chăm sóc, nuôi dạy con mình, đặc biệt là yếu tố tâm lý của trẻ em mỗi tuổi mỗi khác.  
Lại còn việc học qua mạng với con trẻ, nếu cha mẹ không có nhà, thì liệu ngoài dùng máy tính phục vụ việc học, trẻ nhỏ còn truy cập những gì! Rồi mải vào mạng, lười học, lủi như trạch khi bị kiểm tra bài rồi đổ lỗi do mất mạng... Nhiều hệ luỵ khó tránh từ đó mà ra.
Không quá khi nhận xét  rằng, nếu cuộc sống theo lối giãn cách, dù là bình thường mới đi nữa, nhưng cứ khép kín kéo dài thêm mà người lớn không được hướng dẫn nuôi dạy trẻ thì rồi đây liệu có xuất hiện một lớp trẻ nhút nhát, phát triển chậm, chỉ vì các con ít được tiếp xúc xã hội, trong đó có bạn bè cùng trang lứa!
Như tôi tìm hiểu, trên các hiệu sách chưa thấy những cuốn cẩm nang nuôi dạy trẻ mùa đại dịch. Trao đổi với người làm công tác biên tập của một nhà xuất bản thì đúng là chưa có. Được biết, ở nhiều nước, ngay từ khi đại dịch bùng phát đầu năm 2020 và bắt đầu phong toả, nhà chức trách đã ban hành những hướng dẫn rất chi tiết cho các gia đình khi ở nhà, trong đó nêu rõ hành vi của cha mẹ nên thế nào, ứng xử với con cái như thế nào, từ chuyện tập thể dục, làm việc, học tập, ăn uống, chơi với con hàng ngày…
Hơn lúc nào hết, theo tôi, Bộ GDĐT nên sớm thực hiện những cuốn sách đó càng sớm càng tốt cho các gia đình, mục đích là để hạn chế những tiêu cực mà dịch bệnh kéo dài làm ảnh hưởng đến con em chúng ta.
Theo Quốc Phong (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Bộ phim Lời nguyền dưới ánh trăng của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đang thu hút sự chú ý đặc biệt, không hẳn vì đây là tác phẩm khoa học viễn tưởng đầu tiên tại VN được tạo hoàn toàn từ AI mà còn bởi kinh phí khiêm tốn: chỉ hơn một chỉ vàng và thực hiện vỏn vẹn trong 72 giờ.

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

(GLO)- Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, chỉ còn vài ngày nữa, đất nước ta chính thức bước vào cuộc chuyển mình vĩ đại nhất kể từ ngày thống nhất non sông. Sự thay đổi về mô hình chính quyền địa phương lần này sẽ đem lại diện mạo hành chính mới, tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả.

Vì một nền thương mại sạch

Vì một nền thương mại sạch

Lực lượng chức năng triệt phá các đường dây buôn lậu, kinh doanh hàng gian hàng giả với quy mô lớn; hàng loạt vụ vứt bỏ hàng hóa nghi hàng gian, hàng giả; nhiều người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội sa lưới luật pháp vì trốn thuế, kinh doanh hàng kém chất lượng…

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

(GLO)-Đó là câu hỏi mà Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra tại buổi làm việc với Đảng ủy MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vào sáng 23-6 khi có một bộ phận cán bộ băn khoăn, day dứt vì thực hiện sắp xếp các tổ chức Mặt trận, đoàn thể nói riêng và sắp xếp, sáp nhập bộ máy hệ thống chính trị nói chung.

Học kỹ, thi thật!

Học kỹ, thi thật!

Việc chuyển giao toàn bộ quy trình sát hạch, cấp, đổi bằng lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, cụ thể là giao cho lực lượng CSGT đảm nhận, đánh dấu một bước ngoặt trong công tác quản lý người điều khiển phương tiện giao thông tại VN.

Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

"Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi".

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

null