“Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 6-8-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, đội ngũ trí thức, nhà khoa học cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ về cơ chế chính sách thúc đẩy tinh thần sáng tạo, để đội ngũ này phát huy trí lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Lịch sử xây dựng và phát triển đất nước từ xưa đến nay đã khẳng định, không triều đại nào phát triển mà không cần đến đội ngũ trí thức khoa bảng. Nhiều vị minh quân có chính sách “chiêu hiền đãi sĩ”, triều đình tổ chức các khoa thi chọn người tài giúp nước. Không chỉ tại kinh đô Thăng Long mới có Văn Miếu mà vào thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn, khắp các tỉnh, trấn đều dựng văn miếu để vinh danh những bậc khoa bảng của địa phương… cùng hệ thống các văn từ, văn chỉ khắp các huyện, tổng để tôn vinh những người đỗ đạt.

Kế thừa có chọn lọc truyền thống trọng bậc hiền tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trân trọng và kêu gọi đội ngũ trí thức đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Bác từng nói: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế. Địa vị những người trí thức ái quốc Việt Nam là cùng với toàn thể đồng bào, kiến thiết một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam thống nhất và độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ trí thức trẻ Việt Nam tại Pháp (tháng 3-2018). Ảnh: qdnd.vn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ trí thức trẻ Việt Nam tại Pháp (tháng 3-2018). Ảnh: qdnd.vn

Nhờ vậy mà ngay trong những ngày đất nước như “nghìn cân treo sợi tóc”, nhiều trí thức như các cụ Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn Văn Tố, các ông Phan Kế Toại, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước; các văn nghệ sĩ trí thức như Xuân Diệu, Huy Cận, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Xuân Hữu, Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Ngô Tất Tố… và biết bao trí thức yêu nước khác cùng với toàn dân đã tập hợp dưới ngọn cờ hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chung tay xây dựng nhà nước cách mạng non trẻ, cùng toàn dân tiến hành 2 cuộc trường kỳ kháng chiến, thống nhất non sông.

Trong sự nghiệp đổi mới, nhất là 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức ngày càng được khẳng định và ghi nhận. Không chỉ phát triển nhanh về số lượng mà chất lượng đội ngũ trí thức cũng ngày một nâng cao, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Tuy nhiên, vẫn còn đó những tồn tại, bất cập trong việc thu hút, đãi ngộ, tôn vinh trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là trí thức tinh hoa, nhà khoa học đầu ngành… khiến tình trạng “chảy máu” chất xám trở thành vấn đề đáng lo ngại. Những “điểm nghẽn” ấy sẽ được Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tập trung bàn bạc, tháo gỡ để giới trí thức, nhà khoa học có điều kiện đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Đầu tư cho xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho sự phát triển bền vững”.

Việc ban hành và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách mang tính đột phá để xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, gắn với phát huy vai trò, trách nhiệm và năng lực của trí thức trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội... là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Đẩy mạnh cải cách thể chế, huy động các nguồn lực xã hội; tôn trọng, thực hành dân chủ trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo; có cơ chế, chính sách đặc biệt trọng dụng nhân tài, trí thức tinh hoa, nhà khoa học đầu ngành là cách tạo môi trường, điều kiện và động lực căn bản để đội ngũ trí thức cống hiến xứng đáng tâm-tài cho đất nước.

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?