Trên đại công trường 500KV mạch 3 - bài 1: 'Vượt nắng, thắng mưa'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trên những ngọn núi cao, đường lên dốc đứng, những người “lính xung kích” màu áo cam, màu áo xanh tình nguyện hỗ trợ xây dựng đường dây 500KV mạch 3 qua tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh vẫn ngày đêm đội nắng mưa miệt mài làm việc, mang quyết tâm lớn xây dựng, duy trì “mạch máu quốc gia”.

Không ngại khó khăn

Dự án Đường dây 500KV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên) được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu về đích trước ngày 30/6. Cùng với nhiều đồng nghiệp trên cả nước, hàng chục cán bộ, công nhân kỹ thuật của Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế (PC Thừa Thiên - Huế) lập tức lên đường bổ sung quân xây dựng đường dây. Trong số đó, hầu hết là những người trẻ, có chuyên môn cao, chịu khó chịu khổ… Đội hình 33 người là kỹ sư, công nhân lao động với tay nghề cao, kiến thức chuyên môn tốt có mặt tại vị trí cột móng 174 ở xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh) trong đợt tham gia xung kích hỗ trợ thi công dự án Đường dây 500KV mạch 3, đủ thấy sức nóng của dự án và sự cấp thiết của lần bổ sung này.

Đội xung kích Điện lực Thừa Thiên - Huế hỗ trợ dựng cột 174 ở Hà Tĩnh.

Đội xung kích Điện lực Thừa Thiên - Huế hỗ trợ dựng cột 174 ở Hà Tĩnh.

Ông Lê Trọng Phước Sơn - Phó phòng An toàn điện (PC Thừa Thiên - Huế), Đội trưởng Đội xung kích cho biết, 33 cán bộ, kỹ sư, công nhân - đã có mặt tại Hà Tĩnh từ ngày 31/5. Sau khi vượt quãng đường hơn 300km, nhóm công tác đã tiến hành khảo sát vị trí cần hỗ trợ thi công, tiếp nhận mặt bằng vị trí cột. Đội xung kích ngay sau đó họp bàn, lên phương án thi công. Vật liệu, thiết bị mà nhà thầu chở đến cũng được tiếp nhận, phân loại, thuận lợi cho quá trình lắp đặt. “Vị trí móng cột 174 mà PC Thừa Thiên - Huế tiếp nhận hỗ trợ nằm trên quả đồi cao hàng chục mét. Địa hình dốc, trơn trượt khi trời mưa nên tranh thủ ngày nắng, tổ đội đã di chuyển thiết bị, vật tư lên trước để phân loại, thi công. Với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, họ là những người có kinh nghiệm, lành nghề và sức khỏe tốt, quyết tâm cao hoàn thành nhiệm vụ”, ông Sơn nói.

“Những kỹ sư, công nhân ở đây đều là những “người lính tinh nhuệ”, đã trải qua bao khó khăn, vất vả, ngọt bùi của ngành điện, sẽ càng quyết tâm hơn với nhiệm vụ lớn lao này”.

Hoàng Viết Phong (SN 1979, Phó đoàn xung kích Công ty Điện Lực Thừa Thiên - Huế).

Theo ông Sơn, vị trí cột 174 là trụ néo hãm loại 2 thân, kết cấu cột thép chữ V lắp ghép với chiều cao 56m, nặng 230 tấn. Dự kiến phải mất 20-30 ngày, đội xung kích của PC Thừa Thiên - Huế mới có thể hoàn thành lắp dựng cột. Hằng ngày, nhóm của ông dậy sớm từ 4h30 để ăn uống, chuẩn bị đồ đạc và di chuyển từ nơi ở đến vị trí thi công trên con đường đất đèo dốc, đá lởm chởm xen giữa những cánh rừng ngút ngàn. Trưa nắng, anh em làm việc xong rồi tranh thủ ăn cơm hộp tại lán trại tạm bợ. Các công nhân cũng tận dụng tất cả các bóng râm có thể để ngả lưng một chút trước khi tiếp tục công việc buổi chiều. Mỗi ngày, khi mặt trời đã lặn sâu vào ngọn núi đối diện, “biệt đội” xung kích mới rời công trường, về nghỉ ngơi, chuẩn bị cho một ngày làm việc tiếp theo.

“Làm thợ điện, đặc biệt là thợ đường dây thì xác định vất vả rồi. Chúng tôi ra đây cũng lạ nước lạ cái, xa gia đình, nhiều thứ chưa quen. May mắn là thành viên trong đoàn hầu hết còn trẻ, có sức khỏe và giỏi nghề, có tinh thần cống hiến. Mỗi người đều mang một quyết tâm lớn khi nhận nhiệm vụ xây dựng đường dây 500KV mạch 3. Đây không chỉ là niềm tự hào của ngành điện mà còn là sự vẻ vang của người gắn với đường dây”, ông Sơn bày tỏ.

“Hết mạch 2 tôi đến mạch 3”

Ông Lê Trọng Phước Sơn - Phó phòng An toàn điện (PC Thừa Thiên - Huế, áo trắng) - Đội trưởng Đội xung kích bàn bạc phương án thi công với các kỹ sư.

Ông Lê Trọng Phước Sơn - Phó phòng An toàn điện (PC Thừa Thiên - Huế, áo trắng) - Đội trưởng Đội xung kích bàn bạc phương án thi công với các kỹ sư.

Hàng chục năm gắn bó với ngành điện, lần này ông Hoàng Viết Phong (SN 1979, Phó đoàn xung kích PC Thừa Thiên - Huế) lại nhận nhiệm vụ phụ trách kỹ thuật tại đội xung kích hỗ trợ xây dựng đường dây 500KV mạch 3 qua Hà Tĩnh. “Đây có lẽ là cơ duyên lớn nhất khi tôi lại được chọn để lắp đặt, xây dựng “con đường mang ánh sáng” của đất nước. Không gì tự hào hơn khi được góp sức vào xây dựng, vận hành, quản lý đường dây lớn, dự án lớn của quốc gia”, ông Phong nói.

Kỹ sư, công nhân dựng lắp cột trụ đường dây.

Kỹ sư, công nhân dựng lắp cột trụ đường dây.

Năm 2003, ông Phong là một trong những cán bộ thuộc PC Thừa Thiên - Huế từng tham gia giám sát, dựng lắp 5 vị trí trụ đường dây 500KV mạch 2 qua xã Phong Sơn, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Đợt ấy, xa vợ và các con nhỏ đến tận mấy tháng trời. Đến nỗi ngày trở về, da chai sạm, mặt đen sần, gầy nhom.

Ông Phong cho hay, ngày trước, việc dựng các trụ điện siêu cao áp gặp rất nhiều khó khăn do phương tiện kỹ thuật còn hạn chế, chủ yếu dựa vào lao động thủ công và sức người. Đến nay, khi được giao nhiệm vụ xây dựng đường dây 500KV mạch 3, với người cán bộ điện lực đó như một sự tin tưởng, sự giao phó đặc biệt. Trong ánh mắt người kỹ sư điện lóe lên niềm tự hào và sự háo hức cho hành trình mới trên những đường dây.

“Ngày trước thiếu từ máy móc đến con người, khó từ đường sá đến vật tư… mà bao thế hệ vẫn hoàn thành đường dây kết nối Bắc - Nam. Nay dù vẫn vất vả đấy, nhưng chắc chắn sẽ thuận lợi hơn. Những kỹ sư, công nhân ở đây đều là những “người lính tinh nhuệ”, đã trải qua bao khó khăn, vất vả, ngọt bùi của ngành điện, sẽ càng quyết tâm hơn với nhiệm vụ lớn lao này”, anh Phong chia sẻ.

Khoác trên mình chiếc áo sắc cam, những kỹ sư, công nhân Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế với lỉnh kỉnh đồ nghề, lao vào công việc như muốn thể hiện quyết tâm lớn trên dự án lớn này.

Ông Nguyễn Kim Chiến - Trưởng Ban đầu tư Tổng Công ty Điện lực miền Trung - phụ trách các đội tăng cường được điều ra để hỗ trợ thi công đường dây 500KV mạch 3 - cho biết, Tổng Công ty Điện lực miền Trung đã điều động 14 đơn vị của 13 Công ty điện lực các tỉnh, thành phố và 1 công ty dịch vụ để thành lập 24 tổ xung kích với 389 kỹ sư, công nhân ra hỗ trợ đảm nhận thi công 18 vị trí cột. Hầu hết các vị trí cột mà đơn vị ra tiếp nhận hỗ trợ thi công đều ở trên núi với địa hình dốc, đi lại và thi công khó khăn. Tuy nhiên, với quyết tâm cao, những người được giao nhiệm vụ chắc chắn sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Dự án Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên) có 1.177 vị trí cột và chiều dài dây 513 km đi qua 9 tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên; tổng mức đầu tư tương đương 1 tỷ USD. Tại Việt Nam đã xây dựng mạch 1 và mạch 2 của đường dây 500 KV, việc khép kín đủ 3 mạch của đường dây sẽ tăng công suất truyền tải điện từ miền Nam, miền Trung ra miền Bắc, góp phần bảo đảm việc cung cấp điện và an toàn hệ thống.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.