Trẻ thơ "mệt nhoài" mùa Covid (bài 1): Những ngày hè bên trong cửa sổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
LTS: Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp, nhiều trẻ nhỏ ở thành phố cả ngày "giam mình" trong nhà. Ngoài việc học tập, những cô, cậu bé ấy "giết thời gian" bằng xem tivi, điện thoại, ngủ nướng… gần như không tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Bí bách, ngột ngạt là hương vị chính của mùa hè đặc biệt này của con trẻ. Nếu ở quê, những ngày này, trẻ nhỏ được vô tư khám phá, vui đùa cùng các bạn thì bé An Nguyên (9 tuổi, con trai chị Nguyễn Quỳnh Hoa, ở chung cư CT3B, Khu đô thị Văn Quán, phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội) và rất nhiều trẻ em thành phố phải chịu thiệt thòi hơn trong những ngày dịch bệnh phức tạp.
"Ở nhà cả ngày buồn lắm"

Bé Quang cùng em trai được bà cho ra ngoài ít phút sau những ngày bí bách trong phòng. Ảnh: Gia Khiêm
Bé Quang cùng em trai được bà cho ra ngoài ít phút sau những ngày bí bách trong phòng. Ảnh: Gia Khiêm
"Giờ con chẳng được đi đâu cả. Cả ngày chỉ quanh quẩn trong nhà chơi với em, xem tivi, ngoài ra làm bài tập cô giáo đưa ra ôn luyện dịp hè… Con buồn lắm".
Bé An Nguyên
Gần 1 tháng nay, kể từ khi phải nghỉ học sớm phòng dịch Covid-19, An Nguyên cả ngày chỉ quanh quẩn hết ăn, ngủ, học bài, xem tivi. Cuộc sống của An Nguyên cùng cậu em trai hơn 1 tuổi bó hẹp trong không gian căn hộ rộng hơn 70m2. Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 đợt 4 diễn ra đúng dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, cuộc sống của cậu bé nói riêng và khoảng 2 triệu học sinh tại Hà Nội, từ cấp mầm non đến THPT nói chung, bị ảnh hưởng, gián đoạn.
Không vì ảnh hưởng của dịch bệnh thì đợt nghỉ hè này An Nguyên và gia đình đã có những ngày trải nghiệm du lịch ở bãi biển Cửa Lò, Nha Trang, sau đó về thăm ông bà nội ở Nam Định. Đó là chuỗi ngày nghỉ ngơi, xả stress mà cậu thích thú nhất. Thế nhưng, niềm vui chờ đợi háo hức bỗng chốc tan vỡ...
Đặc biệt, cách đây hơn 1 tuần, toà nhà của gia đình bé An Nguyên sinh sống tạm thời bị phong toả 3 ngày sau khi có ca Covid-19. Toàn bộ người dân và trẻ nhỏ sinh sống tại đây không được rời toà nhà.
"Con thích đi chơi, thích được gặp các bạn hay về nhà ông bà nội chơi. Thế nhưng giờ con chẳng được đi đâu cả. Cả ngày chỉ quanh quẩn trong nhà chơi với em, xem tivi, ngoài ra làm bài tập cô giáo đưa ra ôn luyện dịp hè… Con buồn lắm!" - An Nguyên nói.
Tiếp lời con, chị Hoa kể: "Đợt dịch vừa qua, diễn biến phức tạp nên gia đình tôi không đi đâu cả. Con trai lớn xem tivi nhiều hơn, con trai nhỏ cứ đến chiều quấy khóc đòi đi chơi. Trước đợt nghỉ hè, con rất háo hức vì được đi chơi thả phanh, giờ thì ở trong nhà cả ngày".

Việc ở nhà lâu do dịch bệnh khiến nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng cho sức khoẻ, tâm lý của con.
Việc ở nhà lâu do dịch bệnh khiến nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng cho sức khoẻ, tâm lý của con.
Chính việc phải ở nhà nhiều, ít giao lưu, tiếp xúc với mọi người khiến bé An Nguyên vô cùng buồn chán. Việc sinh hoạt, ăn uống, vui chơi cũng không theo giờ giấc cố định. Sáng sớm, cậu được ngủ "tẹt ga", dậy lúc nào thì dậy, ăn uống không theo giờ, theo bữa.
Việc con nghỉ học do dịch bệnh vừa qua khiến vợ chồng chị Hoa vô cùng lo lắng đến ảnh hưởng tâm sinh lý trẻ nhỏ.
"Các con đi học sẽ ngoan ngoãn nghe lời thầy cô, vui chơi cùng các bạn. Giờ dịch bệnh sợ con tiếp xúc với người lạ nên vợ chồng cứ "giam lỏng" con cả ngày trong nhà. Tính cách con cũng dễ cáu gắt hơn" - chị Hoa chia sẻ.
Nỗi lo ảnh hưởng tâm lý trẻ nhỏ vì dịch Covid-19
Ở trong nhà nhiều bí bách, bé Trần Tuấn Phong (1 tuổi, ở chung cư HH1A Linh Đàm, Hoàng Mai, TP.Hà Nội) thường xuyên khóc đòi bố mẹ đưa ra ngoài hành lang chơi.
Từ khi mẹ mang thai cho tới lúc sinh cậu bé đã trải qua 3 mùa dịch. Hơn ai hết anh Trần Anh Tuấn cùng vợ thấu hiểu được sự thiệt thòi của con. Đang tuổi nghịch ngợm, thích khám phá thế giới xung quanh nhưng cuộc sống cậu bé cũng chỉ quanh quẩn cả ngày ở nhà.
Thi thoảng anh và vợ Tuấn đưa con đi "đổi gió, thay đổi không khí" ở quanh hành lang, khu vực sân chung cư ít phút rồi lại đưa bé lên phòng.
"Trẻ con mà, cháu thích được đưa đi chơi. Ở nhà nhiều cháu chơi đồ chơi một chút là chán xong lại quấy khóc đòi bố mẹ bế đi. Sợ con bị ảnh hưởng tâm lý vì ở phòng nhiều nên tôi thường xuyên bế con đi chơi quanh quẩn. Dịch cứ kéo dài cũng rất đáng lo ngại đối với trẻ em thành phố vì không gian hẹp mà dịch bệnh thì phức tạp, sợ tiếp xúc bên ngoài" - anh Tuấn nêu.
Từ khi dịch bệnh bùng phát, phức tạp, bé Trần Lê Quang (3,5 tuổi) cùng em trai 11 tháng ở quận Hoàng Mai, (TP.Hà Nội) cũng chỉ ở trong phòng gần như cả ngày.
Hai đứa trẻ đang hình thành tính cách, thích nghịch ngợm, khám phá xung quanh, giờ bị bó hẹp trong không gian chật chội nơi phố thị.
Ở phòng ngột ngạt cậu bé và em trai thường xuyên làm nũng, quấy khóc đòi bà đưa xuống sân nhà chơi đùa. Hai anh em khẩu trang bịt kín mặt. Cậu em còn nhỏ, thời tiết oi nóng không quen nên thường xuyên giật bỏ khẩu trang.
Bà Hoàng Thị Mai (61 tuổi, bà ngoại Quang) chia sẻ: "Nếu ở quê thì các cháu có không gian rộng rãi, vui chơi. Ở thành phố nếu không dịch bệnh thì các cháu cuối tuần hay được bố mẹ cho đi siêu thị, khu vui chơi hay đi dạo công viên vào các ngày. Giờ dịch bệnh phức tạp, cả ngày quay ra quẩn vào trong phòng, chúng nó quấy khóc suốt. Là bà, tôi cũng xót ruột nên tranh thủ cho các cháu đi dạo lúc rồi lại đưa lên phòng. Ăn uống, sinh hoạt của các cháu ở nhà cũng không được điều độ như khi đi học".
Bà Mai mong dịch bệnh sẽ được đẩy lùi để mọi người trở lại cuộc sống bình thường. Lúc đó những cháu nhỏ có thể thoả sức vui đùa cùng các bạn mà không phải chịu cảnh bí bách hạn chế ra ngoài, không phải 24/24 giờ kè kè chiếc khẩu trang trên những gương mặt trẻ nhỏ. Người lớn cũng phần nào vơi đi vất vả, lo lắng ảnh hưởng tâm sinh lý trẻ nhỏ. Có như vậy mọi người mới yên tâm lo công việc, cuộc sống…
(Còn nữa)
Theo Gia Khiêm (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.