Tranh Việt lập mặt bằng giá mới trên thị trường thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Khi bức Người hát dân ca (Les Chanteuses de Campagne) của Nguyễn Phan Chánh (1892 - 1984) được bán với giá 1,09 triệu USD trong phiên đấu giá Arts d'Asie của nhà Sotheby's hôm 14.6 tại Paris, giới nghiên cứu, sưu tập tranh cho rằng tranh Việt giờ đã có mặt bằng giá mới.

Đây là tác phẩm thứ hai của Nguyễn Phan Chánh đạt mức triệu USD sau Những cô thợ may (Les Couturières) có giá 1,39 triệu USD trên sàn Christie's vào cuối năm 2020. Với mức giá này, Người hát dân ca đã vào top 20 tranh Việt vượt mốc triệu USD.

Các tác phẩm Việt trong cùng phiên đấu giá của Sotheby's Paris hôm 14.6 cũng được bán với mức giá tốt: Hương hoa (Parfum de Fleurs) - 1940 của Lê Phổ giá 308.000 USD, Bên cửa sổ (La fenêtre) - 1952 của Mai Trung Thứ giá 90.000 USD, Chân dung chàng trai Đông Dương (Buste de Jeune Indo-Chinois) - 1934 của Vũ Cao Đàm giá 64.000 USD và Phong cảnh Bắc Kỳ (Paysage au Nord du Vietnam) - 1945 của nhóm sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương giá 77.000 USD.

Bức Chân dung cô Phượng của Mai Trung Thứ có giá 3,11 triệu USD

Bức Chân dung cô Phượng của Mai Trung Thứ có giá 3,11 triệu USD

"Tranh Việt triệu USD đã trở nên bình thường"

Anh Ace Lê, Giám đốc điều hành Sotheby's Việt Nam, cho biết Người hát dân ca của Nguyễn Phan Chánh là tranh Việt có giá triệu USD đầu tiên năm 2024, bất chấp tình hình chung khá ảm đạm trong gần 2 năm qua. Theo anh Ace Lê, từ 2019 đến nay, năm nào thị trường cũng có ít nhất 1 giao dịch tranh Việt được gõ búa triệu USD.

Tranh Việt có giá trị giao dịch lớn vẫn dồn toàn bộ vào mảng tranh của họa sĩ Trường Mỹ thuật Đông Dương, vượt xa các phân khúc nghệ thuật cổ, tranh kháng chiến hay đương đại. 2021 là năm có nhiều tranh triệu USD nhất (9 tác phẩm), kế đến là 2020 (4 tác phẩm), 2022 (3 tác phẩm), 2019 (2 tác phẩm) và 2017 là 1 tác phẩm.

Bức Dáng hình trong vườn của Lê Phổ giá 2,29 triệu USD

Bức Dáng hình trong vườn của Lê Phổ giá 2,29 triệu USD

"Phong cách vẽ pha trộn Đông - Tây của những họa sĩ xuất thân từ Trường Mỹ thuật Đông Dương đã trở thành giá trị hiếm hoi và độc đáo nên được các nhà sưu tập săn tìm", nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi nhận định và cho rằng: "Tranh triệu USD của họa sĩ Việt giờ đã trở nên bình thường. Hy vọng trong tương lai, kỷ lục bức tranh đắt giá nhất của hội họa Việt là Chân dung cô Phượng của Mai Trung Thứ từng được mua với giá 3,11 triệu USD sẽ bị phá".

Ai mua tranh Việt triệu USD ?

Ông Khôi cho biết, bức Chân dung cô Phượng hay đa số những bức tranh triệu USD khác của họa sĩ Việt đều được những nhà sưu tập Việt hay gốc Việt ẩn danh săn lùng.

Giám tuyển Lý Đợi cho rằng, đúng ra hiện nay VN phải có hơn 100 bức tranh giá triệu USD. Nhiều nhà sưu tập không đặt nặng vấn đề giá tranh, miễn tác phẩm có giá trị thanh khoản cao và với họ mua tranh cũng là hình thức đầu tư. Mấu chốt là nhiều người sợ mua phải tranh giả nên còn ngại ngần.

Những cô thợ may của Nguyễn Phan Chánh giá 1,39 triệu USD

Những cô thợ may của Nguyễn Phan Chánh giá 1,39 triệu USD

"Đa số nhà sưu tập chọn tranh Đông Dương để đầu tư vì giá trị thanh khoản cao và phổ biến. Đầu thập niên 1930, tranh Đông Dương đã xuất hiện trên thị trường, được mua đi bán lại nhiều lần nên dĩ nhiên giá được đẩy lên cao. Đầu thế kỷ 21, VN chỉ có dưới 100 nhà sưu tập mà nay có hơn 2.000 nhà sưu tập thì rõ ràng giá tranh sẽ tăng. Trong 20 bức có giá trên triệu USD thì hơn 50% trong số đó hiện đang ở VN", ông Lý Đợi cho biết.

Theo anh Ace Lê, sau mùa hè đấu giá tại Paris hôm 14.6, Sotheby's sẽ bán tranh vào mùa thu, diễn ra khoảng tháng 9 hay 10 tới tại Hồng Kông, Trung Quốc. "Dĩ nhiên sẽ có đấu giá tranh Việt, nhưng cụ thể giá cả và tranh của họa sĩ nào thì chưa thể công bố vì còn thời gian chờ ký gửi và thẩm định. Sotheby's sẽ công bố trước khi mở bán khoảng 10 - 14 ngày", anh nói thêm.

Top 20 tranh Việt vượt mốc triệu USD gồm: Chân dung cô Phượng (Mai Trung Thứ) - 3,11 triệu USD, Dáng hình trong vườn (Lê Phổ) - 2,29 triệu USD, Thiếu nữ đội nón lá bên sông (Mai Trung Thứ) - 1,57 triệu USD, Những cô thợ may (Nguyễn Phan Chánh) - 1,39 triệu USD, Khỏa thân (Lê Phổ) - 1,39 triệu USD, Trà và đồng điệu (Lê Phổ) - 1,36 triệu USD, Thiếu nữ bên hoa mẫu đơn (Lê Phổ) - 1,36 triệu USD, Phong cảnh Phnom Penh (Lê Quốc Lộc) - 1,31 triệu USD, Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long (Phạm Hậu) - 1,25 triệu USD, Vỡ mộng (Tô Ngọc Vân) - 1,16 triệu USD, Đời sống gia đình (Lê Phổ) - 1,16 triệu USD, Thiếu nữ choàng khăn (Lê Phổ) - 1,1 triệu USD, Người hát dân ca (Nguyễn Phan Chánh) - 1,09 triệu USD, Dân làng rặng chuối (Nguyễn Gia Trí) - 1,07 triệu USD, Chân dung trong rừng (Lê Phổ) - 1,05 triệu USD, Phong cảnh chùa Thầy (Phạm Hậu) - 1,03 triệu USD, Tắm tiên (Vũ Cao Đàm) - 1,03 triệu USD, Thiếu nữ chơi đàn nguyệt (Mai Trung Thứ) - 1 triệu USD, Phong cảnh thuyền buồm (Phạm Hậu) - 1 triệu USD, Hội đình Chèm (Nguyễn Văn Tỵ) - 1 triệu USD.

Có thể bạn quan tâm

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng: Vượt khó để theo đuổi đam mê sáng tạo

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng vượt khó theo đuổi đam mê sáng tạo

(GLO)- Khó có thể hình dung cách thức một nhà điêu khắc hoàn thiện tác phẩm chỉ với 1 tay. Vậy mà, bằng đam mê với những mảng khối, nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã vượt qua khó khăn để đạt được những thành công bước đầu trong hành trình sáng tạo.
Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Tiếp nối thành công từ chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2023, Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục tổ chức chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp - hướng đi cho báo chí truyền thống” vào ngày 21/9/2024, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

(GLO)- Ông xuất thân là bộ đội, tên thật là Đàm Xuân Nhiệm, sau khi xuất ngũ thì về làm ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai.
Hội thảo vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Hội thảo vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Ngày 20-9, Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo báo chí tỉnh lần thứ XI - năm 2024 với chủ đề “Vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn mới”.
Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

(GLO)- Mùa thu được nhiều người ưu ái gọi là mùa cuốn hút trong năm. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, thu đến là lúc thả hồn lắng nghe, cảm nhận những hương vị đặc trưng của quê hương như: mùi ổi chín, hương cốm, đom đóm, hoa sữa... Mọi thứ hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".
Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

(GLO)- Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ra đi mãi mãi ở tuổi hai mươi tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Chỉ còn nước mắt chảy giữa dòng tên, ru một trái tim vẫn còn đang hát, ru một con người không bao giờ mất và một tình yêu đẹp như trăng rằm...

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

(GLO)- Pleiku với những con đường quanh co, gấp khúc ẩn hiện từ trong màn sương mờ ảo đến lúc chiều tà rải bóng xuống triền dốc. Pleiku nghiêng nghiêng như đang mơ, vẽ nên một bức tranh đẹp đến nao lòng...