Trải nghiệm làm gốm ở Bát Tràng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Hà Nội là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Đến thủ đô, du khách không chỉ khám phá, thưởng lãm những địa danh, địa điểm nổi tiếng như: Hồ Gươm, Hồ Tây, Văn Miếu, Hoàng Thành..., và các địa chỉ ẩm thực hấp dẫn. Tuy vậy, khi đến đây, du khách đừng quên dành cho mình một khoảng thời gian tham quan làng gốm Bát Tràng đồng thời còn có thể tự trải nghiệm làm gốm cùng những nghệ nhân nơi đây.

Ảnh: Minh Thi
Du khách có thể vừa tham quan làng gốm Bát Tràng, vừa có thể tự trải nghiệm làm gốm cùng những nghệ nhân. Ảnh: Minh Thi

Làng gốm Bát Tràng năm bên bờ tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội). Bát Tràng là làng gốm lâu đời và nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Làng gốm Bát Tràng sản xuất nhiều mặt hàng phong phú cả về chủng loại và kiểu dáng.

 

Ảnh: Minh Thi
Làng gốm Bát Tràng sản xuất nhiều mặt hàng phong phú cả về chủng loại và kiểu dáng. Ảnh: Minh Thi

Đến Bát Tràng, du khách được trực tiếp chứng kiến các nghệ làm gốm, tản bộ tham quan các cửa hàng gốm với đa chủng loại và giá cả hợp lý chính vì thế đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua gốm làm quà hay sử dụng của du khách. Không những vậy, chỉ với không quá 20.000 đồng, du khách được trải nghiệm trực tiếp làm thợ gốm. Nhìn nghệ nhân biểu diễn nghệ thuật làm gốm du khách đều tỏ ra thích thú và cho rằng dễ nhưng khi trực tiếp ngồi vào bàn xoay, tay cầm đất sét  thì mới cảm nhận sự khó khăn khi biến cục đất sét thành những hình thù như mong muốn. Tuy vậy, nghệ nhân ở đây luôn là người rất nhiệt tình và kiên nhẫn hướng dẫn du khách nặn những hình gốm theo nhu cầu. Đây chính là điểm thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là các em nhỏ và các bạn trẻ khi đến với làng gốm Bát Tràng.
 

Ảnh: Minh Thi
Du khách tản bộ tham quan các cửa hàng gốm với đa chủng loại. Ảnh: Minh Thi

Sau khi hoàn thành sản phẩm, nếu du khách muốn mang sản phẩm mình tự tay làm về thì chỉ cần trả từ 50 ngàn đồng đến 60 ngàn đồng là được. Sau đó, chủ lò gốm sẽ đem nung và trong thời gian chờ nung sản phẩm du khách tiếp tục tản bộ thăm quan làng gốm hay dành thời gian để tìm hiểu về văn hóa nơi đây.

 

Ảnh: Minh Thi
Du khách mua sản phẩm tự tay mình làm chỉ cần trả từ 50 ngàn đồng đến 60 ngàn đồng. Ảnh: Minh Thi
Ảnh: Minh Thi
Ảnh: Minh Thi

Bát Tràng sẽ là điểm đến khó thể bỏ qua nếu du khách có dịp đến thủ đô Hà Nội.

Minh Thi

Có thể bạn quan tâm

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, trong 10 tháng, tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 47.000 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ, vượt 17,2% kế hoạch. Dự kiến, năm nay Khánh Hòa sẽ đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ hoạt động du lịch trên 50.000 tỷ đồng - mức cao nhất từ trước đến nay.

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Vào dịp cuối năm, khu vực núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh)  khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những vạt hoa dã quỳ bung tỏa. Năm nay, Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya với nhiều hoạt động thú vị đã thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm, check-in.

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.