TPHCM quản chặt việc chia nhà ở thành nhiều căn hộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
UBND TPHCM yêu cầu các đơn vị đề xuất xử lý hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện công trình vi phạm các quy định về quản lý chất lượng, an toàn lao động trong thi công xây dựng, nhất là việc chia nhỏ nhà ở ra thành nhiều căn hộ để bán hoặc cho thuê.

UBND TPHCM vừa yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, TP. Thủ Đức tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng , chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.

Theo đó, UBND TPHCM yêu cầu các đơn vị tăng cường theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trên địa bàn đơn vị mình quản lý.

Đồng thời, tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng gắn với việc kiểm tra, giám sát chất lượng công trình xây dựng, nhất là công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được duyệt, độ an toàn công trình trước và trong suốt quá trình thi công theo quy định pháp luật.

Có biện pháp xử lý, đề xuất xử lý hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện công trình vi phạm các quy định về quản lý chất lượng, an toàn lao động trong thi công xây dựng. Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi tiếp nhận thông báo khởi công đến khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng và cả sau khi công trình đã đưa vào sử dụng.

UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện có trách nhiệm quản lý và xử lý nếu phát sinh vi phạm; kiên quyết không để xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý Nhà nước dẫn đến các trường hợp vi phạm không được kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

UBND TPHCM yêu cầu TP. Thủ Đức và các quận, huyện có trách nhiệm quản lý và xử lý nếu phát sinh công trình vi phạm.

UBND TPHCM yêu cầu TP. Thủ Đức và các quận, huyện có trách nhiệm quản lý và xử lý nếu phát sinh công trình vi phạm.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác cấp giấy phép xây dựng; kiểm tra, giám sát việc quản lý, xử lý đối với các trường hợp xây dựng chuyển đổi công năng từ nhà ở riêng lẻ thành căn hộ cho thuê, chia nhỏ nhà ở riêng lẻ thành nhiều căn để bán hoặc cho thuê; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm khi phát sinh vi phạm.

Trường hợp có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết, Sở Xây dựng chủ động báo cáo, trao đổi với Bộ Xây dựng để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng, giám sát các công trình xây dựng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, buông lỏng công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoặc có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm về xây dựng, trật tự xây dựng trên địa bàn TPHCM.

Theo Sở Xây dựng TPHCM, thành phố hiện có hơn 42.000 cơ sở nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê thuộc diện quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy. Về việc cấp phép nhà cho thuê theo kiểu chung cư mini, Sở Xây dựng TPHCM đã có hướng dẫn thẩm định thiết kế xây dựng công trình nhà ở cho người lao động, công nhân thuê.

Riêng nhà ở biến tướng thành chung cư mini để bán, lực lượng chức năng kiên quyết tháo dỡ. Cụ thể, công trình xây dựng tại thửa 639 tờ 45 bản đồ địa chính phường Linh Đông (đường 32, phường Linh Đông, TP. Thủ Đức) do ông Đỗ Trưởng Quyền và Đỗ Huệ Trinh làm chủ đầu tư đã bị cưỡng chế tháo dỡ phần diện tích vi phạm.

Theo đó, từ tháng 4/2018 - 4/2019, Sở Xây dựng TPHCM, UBND quận Thủ Đức đã ban hành hàng loạt quyết định xử phạt, cưỡng chế đối với công trình trên. Sau đó, chủ đầu tư đã có đơn xin tự nguyện khắc phục hậu quả và tiến hành tháo dỡ công trình vi phạm.

Công trình tại đường số 8 (thuộc khu phố 4, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức) do bà Trương Thị Ngọc Hiếu làm chủ đầu tư vào ngày 15/3/2018, UBND quận Thủ Đức (nay là thành phố Thủ Đức) đã có văn bản đề nghị Sở Xây dựng hỗ trợ xử lý việc chuyển nhượng căn hộ mini và xử lý công trình xây dựng sai phép.

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.