TP.HCM muốn thay cách bồi thường cho nhà trên và ven kênh rạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhà trên và ven kênh rạch sử dụng trước ngày 1/7/2014 sẽ được hỗ trợ 70% giá bồi thường đất ở (sau khi trừ nghĩa vụ tài chính). Trường hợp sử dụng từ ngày 1/7/2014 trở về sau không được tính hỗ trợ về đất. Diện tích đất để tính hỗ trợ là phần diện tích có nhà, công trình, vật kiến trúc.

Hai dự án trọng điểm

Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM vừa có văn bản khẩn gửi UBND TPHCM về thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án thu hồi đất, di dời nhà trên và ven kênh rạch trên địa bàn.

Theo đó, ngày 10/11/2021, UBND TPHCM ban hành quyết định số 3837/QĐ-UBND về kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉnh trang và phát triển đô thị trên địa bàn TPHCM, giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo. Mục tiêu hoàn thành bồi thường, di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch.

TPHCM đặt ra mục tiêu di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch nhưng đang bị chậm.

TPHCM đặt ra mục tiêu di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch nhưng đang bị chậm.

Hiện nay, UBND TPHCM đang tập trung triển khai 2 dự án trọng điểm, thu hồi số lượng lớn nhà trên và ven kênh rạch. Thứ nhất, dự án nạo vét, cải tạo môi trường xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) trên địa bàn quận Gò Vấp và Bình Thạnh với khoảng 2.223 hộ ảnh hưởng (gồm 138 hộ trên địa bàn quận Gò Vấp và 2.085 hộ ở quận Bình Thạnh).

Thứ hai, dự án nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi trên địa bàn quận 8 với khoảng 1.632 hộ dân bị ảnh hưởng. Theo dự kiến, UBND quận 8 sẽ thực hiện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và quyết định thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2024.

Sở Tài nguyên và Môi trường nhận thấy về pháp lý, nguồn gốc, quá trình sử dụng đất có 3 nhóm, gồm phần đất ngoài phạm vi sông, ngòi, kênh, rạch thì phần đất này có thể thuộc quyền sử dụng hợp pháp, hợp lệ (có giấy chứng nhận hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận) hoặc do người dân lấn, chiếm sử dụng. Phần diện tích này sẽ được thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Luật Đất đai và các nghị định hướng dẫn thi hành.

Phần đất thứ hai là trong phạm vi sông, ngòi, kênh, rạch mà hộ dân đã lấn, chiếm sử dụng và trong quá trình sử dụng hộ dân đã san lấp nên hiện trạng hiện nay là đất. Cuối cùng là phần diện tích trong phạm vi sông, ngòi, kênh, rạch mà hộ dân đã lấn, chiếm sử dụng, xây dựng nhà sàn, hiện trạng bên dưới vẫn là mặt nước.

Chính sách đền bù mới

Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM kiến nghị UBND TPHCM xem xét, chấp thuận chính sách bồi thường đối với đất có nguồn gốc sông, ngòi, kênh rạch, suối và mặt nước chuyên dùng đã lấn, chiếm và tự chuyển mục đích sử dụng đất không được bồi thường nhưng được tính hỗ trợ về đất.

Cụ thể, về mức hỗ trợ, sử dụng trước ngày 1/7/2014, hỗ trợ 70% giá bồi thường đất ở (sau khi trừ nghĩa vụ tài chính). Trường hợp sử dụng từ ngày 1/7/2014 trở về sau không tính hỗ trợ về đất. Diện tích đất để tính hỗ trợ là phần diện tích có nhà, công trình, vật kiến trúc.

Đối với phần diện tích đất không có nguồn gốc sông, ngòi, kênh rạch, suối và mặt nước chuyên dùng sẽ tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Về hỗ trợ suất tái định cư tối thiểu, UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức căn cứ quy định tại Luật Đất đai năm 2024 để giải quyết tái định cư cho hộ dân. Trường hợp thu hồi toàn bộ nhà ở, đất ở đủ điều kiện bồi thường về đất ở thì được giải quyết tái định cư bằng nền đất hoặc nhà ở xã hội.

Trường hợp thu hồi nhưng không đủ điều kiện bồi thường về đất ở, nếu diện tích đất ở thu hồi lớn hơn hoặc bằng hạn mức giao đất ở tại địa phương sẽ giải quyết tái định cư bằng nền đất hoặc nhà ở xã hội, nếu nhỏ hơn chỉ giải quyết tái định cư nhà ở xã hội.

Trường hợp thu hồi toàn bộ nhà ở, đất ở đủ điều kiện bồi thường về đất ở thì được giải quyết tái định cư bằng nền đất hoặc nhà ở xã hội.

Trường hợp thu hồi toàn bộ nhà ở, đất ở đủ điều kiện bồi thường về đất ở thì được giải quyết tái định cư bằng nền đất hoặc nhà ở xã hội.

Các trường hợp được giải quyết tái định cư nhưng tiền bồi thường, hỗ trợ về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu sẽ được Nhà nước hỗ trợ đủ để được giao một suất tái định cư tối thiểu (bằng tiền, bằng đất ở, bằng nhà ở).

Nếu tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ về nhà ở, đất ở hộ dân được nhận không đủ thanh toán giá trị nhà ở trong khu tái định cư thì hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án xem xét giải quyết cho hộ dân được trả góp.

Cụ thể, trường hợp tái định cư bằng nền, hộ dân sẽ nộp tổng số tiền bồi thường và hỗ trợ về đất ở đã nhận. Phần chênh lệch giữa giá trị nền đất hộ dân được bố trí với số tiền hộ dân nộp lần đầu sẽ được ghi nợ tiền sử dụng đất theo quy định.

Nếu tái định cư bằng căn hộ chung cư, hộ dân sẽ nộp tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ về nhà ở và đất ở đã nhận.

Chênh lệch giữa giá trị căn hộ hộ dân được bố trí với số tiền hộ dân nộp lần đầu sẽ được trả góp hàng tháng với thời hạn tối đa 15 năm và được tính theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bình quân của bốn ngân hàng (BIDV, Agribank, VietinBank, Vietcombank) trên số dư nợ.

Sau khi được UBND TPHCM chấp thuận, sở sẽ tổng hợp vào quyết định của UBND TPHCM ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TPHCM, thay thế quyết định số 28 trước đó.

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.