TP Hồ Chí Minh sẽ di dời gần 46.450 căn hộ trên và ven sông, kênh, rạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh giao cho Chủ tịch UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức khẩn trương rà soát, xác định vị trí ranh di dời nhà trên và ven sông, kênh, rạch của gần 46.450 căn hộ.

Khu nhà ven kênh Tẻ, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Khu nhà ven kênh Tẻ, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Thành phố Hồ Chí Minh đang tập trung xây dựng đề án phấn đấu đến năm 2030 phải cơ bản di dời, bố trí tái định cư toàn bộ cho gần 46.450 căn hộ trên và ven sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố; khai thông dòng chảy, cải thiện vệ sinh môi trường, thực hiện chỉnh trang đô thị, khai thác quỹ đất phát triển kinh tế.

Để thực hiện mục tiêu nêu trên, theo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, căn cứ mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể để xác định tiêu chí, phạm vi và danh sách các hộ dân bị ảnh hưởng với quan điểm xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ theo hướng đối với nhà, đất đủ điều kiện sẽ bồi thường theo giá thị trường và vận dụng tối đa chính sách hỗ trợ theo quy định để thực hiện di dời, giải tỏa nhà, đất trong phạm vi thực hiện đề án; hoàn thiện cơ sở pháp lý, quy hoạch… để tổ chức thông tin, tuyên tuyền và vận động nhân dân đồng thuận, ủng hộ thực hiện.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi giao cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức khẩn trương rà soát, xác định vị trí ranh di dời nhà trên và ven sông, kênh, rạch và đề xuất vị trí các khu đất cần thực hiện chỉnh trang, khai thác quỹ đất phát triển kinh tế trên cơ sở nghiên cứu pháp lý thu hồi đất, quy hoạch (lưu ý tránh lạm dụng giải tỏa nhà, đất của người dân và sử dụng diện tích đất công viên, cây xanh); cần thiết đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh quy hoạch một số vị trí đánh giá phù hợp, thuận lợi để thực hiện chỉnh trang, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển kinh tế, tạo thêm nguồn thu thực hiện nhiệm vụ di dời toàn bộ nhà trên và ven sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố.

Mặt khác, các địa phương rà soát, đề xuất bán đấu giá các khu đất do Nhà nước trực tiếp quản lý (hiện nay không sử dụng) trên địa bàn quản lý để tạo nguồn thu cho ngân sách thành phố; đồng thời nghiên cứu, phát huy tư duy sáng tạo, đề xuất những cách làm hay, phương thức thực hiện hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương.

Sở Quy hoạch-Kiến trúc thành phố rà soát danh sách vị trí, khu đất do Ủy ban Nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức đề xuất, khẩn trương nghiên cứu các giải pháp về quy hoạch để khai thác hiệu quả tối đa giá trị đất đai; rà soát các quỹ đất khác do Nhà nước quản lý mà Sở Quy hoạch-Kiến trúc có thông tin và sử dụng không hiệu quả để rà soát quy hoạch, đề xuất bán đấu giá tạo thêm nguồn lực thực hiện đề án.

Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát danh sách các quỹ đất khác do thành phố đang quản lý, sử dụng không hiệu quả để đề xuất bán đấu giá tạo nguồn kinh phí thực hiện đề án.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.