TP HCM sẽ bỏ điều kiện quy hoạch khi tách thửa?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dự thảo xây dựng quy định tách thửa, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn TP HCM đã bỏ điều kiện về quy hoạch. Điểm mới này "cởi trói" cho phân lô, tách thửa ở thành phố.

Sở Tài nguyên – Môi trường TP HCM đã lấy ý kiến 33 đơn vị góp ý dự thảo xây dựng quy định tách thửa, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn thành phố.

Dự thảo lần này quy định tách thửa với đất ở và đất nông nghiệp.

Dự thảo lần này quy định tách thửa với đất ở và đất nông nghiệp.

Theo đó, diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở, thửa đất ở mới hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa (đã trừ phần diện tích thuộc quy hoạch công trình giao thông không phù hợp quy hoạch) phải đảm bảo diện tích tối thiểu 36 m2 đối với khu vực 1; 50 m2 đối với khu vực 2 và 80 m2 đối với khu vực 3.

Đối với thửa đất nông nghiệp, phải đáp ứng điều kiện là 500 m2 đối với đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác; 1.000 m2 đối với đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất chăn nuôi tập trung.

Quy định về diện tích tách thửa đối với đất ở.

Quy định về diện tích tách thửa đối với đất ở.

Ngoài ra, việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm có lối đi và được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; bảo đảm cấp, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý.

Điểm quan trọng được người dân thành phố quan tâm đó chính là dự thảo lần này đã bỏ điều kiện về quy hoạch tỉ lệ 1/2.000 đối với thửa đất thuộc quy hoạch đất nông nghiệp, đất dân cư hiện hữu; quy hoạch tỉ lệ 1/500 đối với thửa đất thuộc quy hoạch đất ở xây dựng mới, đất sử dụng hỗn hợp (trong đó có chức năng đất ở).

Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM, Luật Đất đai 2024 không quy định nội dung nguyên tắc, điều kiện liên quan đến quy hoạch khi giải quyết việc tách thửa, hợp thửa đất nên không có cơ sở đề xuất, bổ sung thêm nội dung "điều kiện quy hoạch".

Theo Quốc Bảo (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Người dân xã Chư Gu lưu thông qua cầu tạm. Ảnh: L.N

Người dân xã Chư Gu mong ước cây cầu bắc qua sông Ba

(GLO)- Để rút ngắn thời gian di chuyển đến khu sản xuất, người dân xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tự làm cầu tạm bắc qua sông Ba. Vì vậy, việc có một cây cầu được đầu tư kiên cố để đi lại thuận tiện, an toàn hơn là mong mỏi của hàng ngàn hộ dân nơi đây suốt nhiều năm qua.