Bình Định: Khi tách thửa, diện tích tối thiểu bao nhiêu thì được cấp sổ đỏ?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
UBND tỉnh Bình Định quy định về diện tích, kích thước tối thiểu sau khi được tách thửa. Theo đó, thửa đất ở tại đô thị sau khi được tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 40m², mặt tiền và chiều sâu thửa đất tối thiểu 03m...

Mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quy định mới về điều kiện và diện tích tối thiểu liên quan đến việc tách và hợp thửa đất trên địa bàn tỉnh. Quy định này áp dụng cho tất cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai.

Đối với trường hợp tách thửa đất ở trong trường hợp được giao đất tái định cư chỉ thực hiện sau khi có quyết định điều chỉnh quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thửa đất không nằm trong khu vực bảo tồn, khu vực di tích lịch sử - văn hóa đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật…

Việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm nguyên tắc, điều kiện quy định của luật Đất đai 2024.

Việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm nguyên tắc, điều kiện quy định của luật Đất đai 2024.

UBND tỉnh cũng quy định về diện tích, kích thước tối thiểu sau khi được tách thửa. Theo đó, thửa đất ở tại đô thị sau khi được tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 40m2, kích thước chiều rộng (mặt tiền) và chiều dài (chiêu sâu) thửa đất tối thiểu 03m; Đất ở tại nông thôn sau khi được tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 50m2, kích thước chiều rộng (mặt tiền) và chiều dài (chiều sâu) thửa đất tối thiểu 04m.

Đối với tách thửa đất nông nghiệp còn lại sau khi đã được xác định diện Luật Đất đai (là đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở) thực hiện đồng thời với việc xin chuyển mục đích sử dụng sang đất ở; Diện tích, kích thước thửa đất tách thửa chuyển mục đích sử dụng sang đất ở phải đảm bảo theo quy định kích thước tối thiểu trên.

Đối với đất phi nông nghiệp, diện tích tối thiểu tách thửa đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở (không thuộc dự án đầu tư được Nhà nước giao, cho thuê) là 100m2, kích thước chiều rộng (mặt tiền) và chiều dài từ 05m trở lên; Diện tích tối thiểu tách thửa đối với các dự án đầu tư thực hiện theo quyết định chủ trương đầu tư, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, UBND tỉnh còn quy định diện tích, kích thước tối thiểu sau khi được tách thửa đối đối với đất nông nghiệp như: Đất trồng cây hàng năm, đất làm muối là 500m2, kích thước chiều rộng và chiều dài từ 05m trở lên; Đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản là 1.000m2, kích thước chiều rộng và chiều dài từ 10m trở lên; Đất rừng sản xuất là 5.000m2, kích thước chiều rộng và chiều dài từ 50m trở lên; đối với đất chăn nuôi tập trung, người sử dụng đất được tách thửa theo quyết định chủ trương đầu tư, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với đất nông nghiệp khác, người đang sử dụng đất có nguồn gốc đất không thuộc dự án đầu tư được Nhà nước giao, cho thuê là 500m2, kích thước chiều rộng và chiều dài từ 05m trở lên…

Đối việc hợp thửa đất, quy định này cũng nêu rõ ngoài các quy định chung, các thửa đất hợp thửa phải liền kề nhau, trường hợp thửa đất có vị trí tiếp giáp từ hai mặt đường trở lên, đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép tách thửa thành các thửa đất mới mà mặt tiền mỗi thửa đất đã tách tiếp giáp với đường giao thông có giá đất khác nhau và đã được chuyển mục đích sử dụng sang đất ở, nộp tiền sử dụng đất, thuế trước bạ đất; Nay đề nghị hợp thửa đất thì phải tính thu khoản chênh lệch tiền sử dụng đất, thuế trước bạ đất theo giá đất có vị trí mặt tiền cao nhất (trừ trường hợp thửa đất đã chuyển quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất khác).

Theo Duy Minh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.

Ayun Pa ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị

Ayun Pa ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị

(GLO)- Với mục tiêu trở thành vùng kinh tế động lực khu vực phía Đông tỉnh và hoàn thành các tiêu chí đô thị loại III vào năm 2025, thị xã Ayun Pa đã huy động các nguồn lực tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng để bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, xanh-sạch-đẹp.