Hà Nội đề xuất diện tích tách thửa tối thiểu 50m2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề xuất nếu tách thửa không hình thành lối đi mới, phải đảm bảo diện tích không nhỏ hơn 50m2, cao hơn so với mức 30m2 hiện tại.

Hà Nội đang lấy ý kiến về dự thảo quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích, kích thước tối thiểu được tách với từng loại đất. Theo đó, nếu tách thửa không hình thành lối đi mới tại phường, thị trấn, thửa đất phải đảm bảo diện tích không nhỏ hơn 50m2, chiều dài trên 4m và chiều rộng giáp đường giao thông từ 4m trở lên.

Với các xã vùng đồng bằng, diện tích tối thiểu để tách thửa là 80m2, các xã vùng trung du là 100 m2 còn các xã miền núi tối thiểu 150m2. Trường hợp tách thửa có hình thành lối đi, chiều rộng mặt cắt ngang của lối đi được yêu cầu từ 3,5 m với thị trấn, 4 m trở lên với khu vực đồng bằng và 5 m trở lên với trung du, miền núi.

Với đất phi nông nghiệp, dự thảo quy định áp dụng cho các thửa đất không thuộc trường hợp được Nhà nước giao hoặc cho thuê để thực hiện dự án. Tại phường, thị trấn, với đất thương mại dịch vụ, thửa đất mới phải có chiều rộng giáp đường giao thông từ 10 m trở lên, diện tích tối thiểu 400 m2. Với các loại đất phi nông nghiệp khác, thửa đất phải có chiều rộng trên 20 m, diện tích tối thiểu 1.000 m2.

Hà Nội đề xuất diện tích tách thửa tối thiểu 50m2. Ảnh: Minh Đức

Hà Nội đề xuất diện tích tách thửa tối thiểu 50m2. Ảnh: Minh Đức

Tại các xã khác, đất thương mại dịch vụ được tách thửa phải có diện tích không dưới 800 m2 và đất phi nông nghiệp khác không dưới 2.000 m2.

Hiện việc tách thửa ở Hà Nội áp dụng theo Quyết định số 20/2017. Theo đó, lô đất sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu 30 m2 với các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mức giao đất ở mới (tối thiểu) với các địa bàn còn lại.

Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, việc chia tách thửa đất cần thực hiện sao cho bảo đảm sự phát triển bền vững của đô thị và nâng cao chất lượng đời sống dân sinh.

Các quy định về chia tách thửa đất phải cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của người dân và mục tiêu phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại. Điều này đòi hỏi việc phân lô, tách thửa đất không chỉ tuân thủ tiêu chí về diện tích và hạ tầng kỹ thuật, mà còn cần cân nhắc kỹ lưỡng về quy hoạch đô thị và không gian sống.

Việc tách thửa đất cũng cần bảo đảm không gây áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội nhằm tránh tình trạng quá tải và bảo đảm chất lượng cuộc sống trong các khu vực dân cư. Việc chia tách thửa đất về lâu dài cần tính đến các yếu tố phát triển bền vững, tránh phá vỡ quy hoạch chung hoặc gây ra sự mất cân đối trong hạ tầng kỹ thuật và xã hội; đồng thời, duy trì các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô.

Theo Châu Anh (VTCNews)

Có thể bạn quan tâm

Hướng metro kết nối với Bình Dương và Đồng Nai

Hướng metro kết nối với Bình Dương và Đồng Nai

Trải qua một số cuộc họp bàn bạc mất nhiều năm, cuối năm 2023 Sở GTVT TP.HCM đã có văn bản gửi Sở GTVT các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai về phương án đầu tư kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên) kết nối với 2 địa phương này.
5 điểm mới của sổ đỏ từ ngày 1-8

5 điểm mới của sổ đỏ từ ngày 1-8

(GLO)- Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) có 5 điểm mới, tăng cường các yếu tố bảo mật, bảo an, bổ sung các yếu tố chống giả đóng và chống giả mở so với mẫu sổ đỏ trước đây.