Tổng thống Hàn Quốc thừa nhận chỉ thị quân đội triển khai thiết quân luật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 4.2, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã mở phiên biện luận thứ 5 vụ xét xử luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol liên quan tới việc ban bố thiết quân luật.

Ngày 4.2, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã mở phiên biện luận thứ 5 vụ xét xử luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol liên quan tới việc ban bố thiết quân luật.

Một trong những vấn đề trọng tâm của phiên tòa lần này là việc điều động quân đội đến Quốc hội và Ủy ban quản lý bầu cử trung ương.

Ông Yoon Suk-yeol tại một cuộc họp báo hồi tháng 5.2024. Ảnh: Reuters

Ông Yoon Suk-yeol tại một cuộc họp báo hồi tháng 5.2024. Ảnh: Reuters

Ông Yoon Suk Yeol thừa nhận đã chỉ thị cho cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun triển khai quân đội thiết quân luật đến Ủy ban quản lý bầu cử trung ương, với lý do nghi ngờ gian lận trong bầu cử.

Lời khai này hoàn toàn khớp với kết quả điều tra của Viện Kiểm sát, vốn đã xác nhận rằng chính Tổng thống Yoon Suk Yeol là người trực tiếp chỉ đạo triển khai quân đội đến Ủy ban quản lý bầu cử trung ương. Tuy nhiên, ông Yoon Suk Yeol phủ nhận việc điều động quân đội cho mục đích điều tra tội phạm.

Việc cử quân đội là để kiểm tra hệ thống máy chủ điện toán đám mây của Ủy ban này, một hệ thống mà ngay cả Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) cũng không thể nắm rõ. Bản thân Tổng thống Hàn Quốc không biết chi tiết về đơn vị quân đội nào đã được điều động.

Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk Yeol cũng đã chính thức đệ đơn lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul yêu cầu hủy bỏ lệnh bắt giữ đối với ông liên quan đến việc áp đặt thiết quân luật.

Trong khi đó, Chủ tịch đảng Dân chủ đối lập chính Lee Jae-myung hôm nay (5.2) đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Tổng thống Yoon Suk Yeol vì đã "coi nhẹ" và cho rằng "không có gì xảy ra" sau sắc lệnh thiết quân luật ngày 3.12 vừa qua.

Theo Phương Anh (VOV1)

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

null