Tổng mức đầu tư cao tốc Cao Lãnh-An Hữu lên 7.496 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1640/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh-An Hữu, giai đoạn 1.

Theo Quyết định, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là 7.496 tỷ đồng. Nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Dự án thành phần 1: Tổng số khoảng 3.640 tỷ đồng

Giai đoạn 2021-2025 khoảng 2.155,8 tỷ đồng, bao gồm: Nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội là 745 tỷ đồng (theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11-1-2022 của Quốc hội và Quyết định số 202/QĐ-TTg ngày 8-3-2023 của Thủ tướng Chính phủ). Nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 ngân sách trung ương là 1.410,8 tỷ đồng (theo Nghị quyết số 93/2023/QH15 ngày 22-6-2023 của Quốc hội và Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 24-7-2023 của Thủ tướng Chính phủ).

Chuyển tiếp sang giai đoạn 2026-2030 khoảng 1.484,2 tỷ đồng (được bố trí trong nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 theo đúng quy định của pháp luật).

Thi công Dự án thành phần 1 của Dự án xây dựng công trình đường bộ Cao tốc Cao Lãnh-An Hữu giai đoạn 1. Ảnh nguồn TTXVN

Thi công Dự án thành phần 1 của Dự án xây dựng công trình đường bộ Cao tốc Cao Lãnh-An Hữu giai đoạn 1. Ảnh nguồn TTXVN

Dự án thành phần 2: Tổng số khoảng 3.856 tỷ đồng

Giai đoạn 2021-2025 khoảng 2.941 tỷ đồng, bao gồm: Nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội là 459 tỷ đồng (theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11-1-2022 của Quốc hội và Quyết định số 202/QĐ-TTg ngày 8-3-2023 của Thủ tướng Chính phủ);

Nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 ngân sách trung ương là 872 tỷ đồng (theo Nghị quyết số 93/2023/QH15 ngày 22-6-2023 của Quốc hội và Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 24-7-2023 của Thủ tướng Chính phủ); Nguồn vốn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 ngân sách trung ương (cân đối từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 theo Nghị quyết số 40/2023/NQ-UBTVQH15 ngày 15-11-2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) là 1.610 tỷ đồng.

Chuyển tiếp sang giai đoạn 2026-2030 khoảng 915 tỷ đồng (được bố trí trong nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 theo đúng quy định của pháp luật).

Cập nhật thông tin các dự án thành phần

Dự án thành phần 1 (Km0+000 - Km16+000) chiều dài khoảng 16 km thuộc tỉnh Đồng Tháp, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 3.640 tỷ đồng (trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 623 tỷ đồng).

Dự án thành phần 2 (Km16+000 - Km27+430) chiều dài khoảng 11,43 km thuộc tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Tiền Giang, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 3.856 tỷ đồng (trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 1.255 tỷ đồng).

Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 769/QĐ-TTg ngày 24-6-2022 và Quyết định số 17/2022/QĐ-TTg ngày 28-7-2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Giao Bộ Giao thông-Vận tải chịu trách nhiệm về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án và kết quả tổng hợp các thông tin, số liệu trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh Dự án.

Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với các UBND các tỉnh: Tiền Giang, Đồng Tháp và các bộ, cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai Dự án; thực hiện kiểm tra tiến độ, chất lượng công trình theo đúng quy định của pháp luật bảo đảm công khai, minh bạch, chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ.

Cùng đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh Dự án.

Ủy ban nhân dân các tỉnh: Tiền Giang, Đồng Tháp chịu trách nhiệm toàn diện về các thông tin, số liệu phê duyệt phương án xây dựng, tổng mức đầu tư, dự toán; kết quả nghiên cứu lập dự án đầu tư làm cơ sở tổng hợp trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh Dự án.

Đồng thời chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông-Vận tải và các bộ, ngành có liên quan trong quá trình triển khai dự án; bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm toàn diện trong việc lựa chọn nhà thầu đủ năng lực thực hiện Dự án theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ; không để xảy ra tiêu cực, lãng phí gây thất thoát tài sản, tiền vốn của Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.