Tin giả, hậu quả thật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 11-7, chủ tài khoản mạng Zalo "Hoàn Tô" là Tô Vĩ Hoàn đã bị Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng và yêu cầu gỡ bỏ thông tin sai sự thật, do đăng tải thông tin sai sự thật về ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch của Tập đoàn Vingroup.

Hành vi của chủ tài khoản này không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp của ông Phạm Nhật Vượng và Vingroup mà còn tác động xấu đến thị trường chứng khoán.

Điều đáng nói, đây không phải là vụ tung tin đồn thất thiệt, tin giả (fake news) trên mạng xã hội đầu tiên bị xử lý. Ngay trong vụ có liên quan tới Vingroup lần này, ngoài ông Hoàn, cơ quan chức năng còn xử lý 9 người khác ở 7 tỉnh, thành tung tin đồn rằng "Chủ tịch Vingroup bị cấm xuất cảnh".

Lâu nay, một trong những thứ mà doanh nghiệp sợ nhất là tin đồn thất thiệt về đơn vị mình trên mạng internet. Với doanh nghiệp bình thường thì tác hại chủ yếu ở chính nạn nhân đó. Với những doanh nghiệp lớn, có tầm ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội, cũng như có tác động tới thị trường chứng khoán thì những tin đồn thất thiết gây thiệt hại diện rộng, tới nhiều người hơn. Chẳng hạn như một số vụ hỗn loạn thị trường chứng khoán, sập sàn vừa qua cũng có phần do những tin đồn thất thiệt về các doanh nghiệp tầm cỡ. Không thể thống kê, đánh giá được những thiệt hại mà tin đồn, tin giả gây ra. Nhưng điều đã rõ là chúng gây thiệt hại rất lớn, rất nặng nề, thậm chí để lại hậu quả lâu dài.

Tâm lý chung là người ta thường tin vào những chuyện "nóng sốt", "giật gân" chưa có kiểm chứng, xác thực từ cơ quan chức năng. Nhưng trong một xã hội thượng tôn pháp luật thì những thông tin "tiên tri", sai bản chất sự việc thì đều vi phạm, thậm chí có thể bị truy cứu với những tội danh chẳng nhẹ chút nào.

Tin giả, tin đồn luôn là một vấn nạn mang tính toàn cầu. Vì thế, ngay từ các cơ quan chức năng lẫn người dùng mạng phải chấp nhận chung sống với tin đồn, tin giả và buộc phải có cách đối phó với chúng một cách hữu hiệu.

Các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với nhà quản trị mạng xử lý nghiêm khắc các hành vi tung tin đồn, tin giả. Hành lang pháp lý của Việt Nam đối với hành vi tung tin đồn, tin giả đều đã có. Vấn đề là nhà chức trách có xử lý rốt ráo hay không.

Song song đó, các cơ quan hữu trách cũng cần có trách nhiệm hơn nữa trong việc cung cấp thông tin chính xác cho cộng đồng. Một khi lượng thông tin chính thống phủ rộng hơn, mang tính áp đảo thì lượng tin đồn, tin giả ắt phải thu nhỏ lại.

Người dùng mạng thông minh và có ý thức luôn phải cảnh giác trước các thông tin mang tính nóng sốt, giật gân. Có lẽ cũng chẳng cần nâng tầm quan điểm, đạo lý gì ở đây, người dùng internet chỉ cần luôn nhớ rằng tung tin hoặc chia sẻ tin đồn, tin giả có thể khiến mình bị xử phạt nặng và có thể phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.

Theo PHẠM HỒNG PHƯỚC (NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.