Tìm nhà đầu tư thay thế Tập đoàn Thuận An tại cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi Tập đoàn Thuận An xin rút không tham gia thực hiện dự án ở cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, tỉnh Khánh Hòa đã phát hồ sơ mời nhà thầu mới thi công phần việc của đơn vị này.

Ngày 18.9, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban QLDA) tỉnh Khánh Hòa (chủ đầu tư dự án thành phần 1 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1) cho biết đã phát hành hồ sơ mời thầu thi công xây dựng 2 cầu (trị giá hơn 388 tỉ đồng) thuộc gói thầu xây lắp số 2 của dự án nói trên.

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đang thi công đoạn qua tỉnh Khánh Hòa

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đang thi công đoạn qua tỉnh Khánh Hòa

Gói thầu xây lắp số 2 - dự án thành phần 1, thuộc cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, được chỉ định cho liên danh 4 nhà thầu gồm: Công ty CP Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An) - Công ty CP Xây lắp và cơ khí Phương Nam - Công ty CP Xây dựng hạ tầng Bắc Trung Nam - Công ty CP Tập đoàn Xây dựng 168 Việt Nam, với tổng giá trị hơn 2.000 tỉ đồng. Khối lượng công việc được chia đều cho các thành viên trong liên danh.

Trong đó, gói thầu của Tập đoàn Thuận An có giá trị hợp đồng hơn 395,5 tỉ đồng đến nay vẫn chưa thi công do vướng mặt bằng. Sau khi lãnh đạo tập đoàn này bị khởi tố, bắt giam, doanh nghiệp này có văn bản đề nghị rút không tham gia thực hiện dự án ở cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Sau đó, Ban QLDA cùng các nhà thầu liên danh ký phụ lục điều chỉnh từ 4 còn 3 thành viên. 3 nhà thầu còn lại trong liên danh cam kết thực hiện hợp đồng đã ký.

Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có tổng mức đầu tư gần 22.000 tỉ đồng, dài 117,5 km, bắt đầu từ nút giao QL26B - QL1 (Khánh Hòa), kết thúc tại điểm giao với đường Hồ Chí Minh, phía đông TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Công trình gồm 4 làn xe, rộng 17 m, dự kiến khai thác năm 2027. Tuyến cao tốc khi hoàn thành sẽ tạo trục ngang liên kết khu vực Tây nguyên với duyên hải Nam Trung bộ và kết nối với cao tốc Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh, QL1, đường ven biển...

Theo Thế Trang (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Đằng sau mỗi công trình 'cán đích'

Đằng sau mỗi công trình 'cán đích'

Ở thời điểm hiện tại, nhiều dự án cầu, đường tại TP.HCM đang chạy đua về đích mừng năm mới. Đi kèm với đó là sự thở phào nhẹ nhõm, vui mừng phấn khởi của rất nhiều người dân TP nói chung và người dân khu vực đó nói riêng.