Tìm lại nụ cười cho trẻ thơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với mong muốn giúp trẻ em bị sứt môi, hở hàm ếch là con hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tìm lại nụ cười, mới đây, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Phòng Tham mưu Công an tỉnh triển khai chương trình “Vì nụ cười trẻ thơ”. 23 em bị sứt môi, hở hàm ếch đủ điều kiện đã được 2 đơn vị kêu gọi Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam và Tổ chức Open Smile phẫu thuật miễn phí.

Những mảnh đời bất hạnh

Không được may mắn như bao đứa trẻ khác, cháu Siu Mai (1 tuổi, làng Rơh Nhỏ, xã Al Bá, huyện Chư Sê) vừa bị sứt môi vừa hở hàm ếch từ khi mới chào đời. Cháu không thể bú mẹ, cho bú bình thì sữa lại trào ra đường mũi. Nhìn con ăn uống khổ sở mà chị Siu Hoay và anh Rơ Mah Hoan như đứt từng khúc ruột. Gia đình khó khăn, vợ chồng mới lấy nhau ra ở riêng, thu nhập chỉ trông chờ vào 1 sào cà phê, được mùa, được giá chỉ đủ ăn, mất mùa thì phải “giật gấu vá vai”. Vậy nên vợ chồng chị Hoay chẳng dám đưa con đi bệnh viện. Mới đây, khi trưởng thôn thông báo có chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch, chị đăng ký ngay với cán bộ xã. 

 

Những em nhỏ bị sứt môi, hở hàm ếch. Ảnh: Đ.Y
Những em nhỏ bị sứt môi, hở hàm ếch. Ảnh: Đ.Y

Cùng chung cảnh ngộ là cháu Ghi (2 tuổi, làng Sơl, xã Hnol, huyện Đak Đoa). Vì hở hàm ếch nên cháu bị bệnh viêm đường hô hấp thường xuyên, sức khỏe kém. Mỗi lần ăn, mẹ cháu phải mất hàng giờ bón từng thìa sữa nhỏ để con không bị sặc. “Hai vợ chồng đều làm nông, thu nhập không ổn định. Vợ chồng mới lấy nhau, con mới lọt lòng lại bị như thế này nên gia đình luôn trong cảnh túng quẫn. Cháu bị hở hàm ếch rất nặng nhưng vợ chồng tôi chưa biết xoay xở thế nào. Biết có chương trình phẫu thuật miễn phí cho những cháu bị sứt môi, hở hàm ếch, vợ chồng tôi mừng lắm!”-anh Myin (bố cháu Ghi) cho hay.

Tìm lại nụ cười cho trẻ

Ông Nguyễn Ngọc Hải- Trưởng phòng Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội), cho biết: Khoảng 10 năm nay, Sở thường xuyên phối hợp với các ngành, đơn vị thực hiện từ 1 đến 2 đợt khám sàng lọc mỗi năm và tổ chức đưa các cháu bị sứt môi, hở hàm ếch đến các bệnh viện trong nước phẫu thuật miễn phí. Trung bình mỗi đợt khám sàng lọc có từ 15 đến 25 cháu được các tổ chức hỗ trợ phẫu thuật miễn phí. Theo tính toán, mỗi ca phẫu thuật chi phí khoảng 10 triệu đồng, nhưng với các gia đình nghèo thì số tiền này không nhỏ, chưa kể, nhiều trẻ phải phẫu thuật đến 3-4 lần hoặc hơn mới bình thường được. Nhiều gia đình nghèo muốn đưa con đi phẫu thuật nhưng không đủ kinh phí. Vì thế, chúng tôi kêu gọi các tổ chức từ thiện, như: Tổ chức Open Smile, Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam giúp đỡ các cháu.

Bế con trên tay, anh  Ksor Ju-bố cháu Ksor Đinh (buôn Hứt, xã Ia Hdreh, huyện Krông Pa) không giấu được niềm vui sau 2 lần phẫu thuật cho con. “Nay cháu đã có thể ăn uống bình thường, đó là niềm vui lớn nhất của gia đình tôi. Nhờ sự quan tâm của mọi người, các tổ chức từ thiện hỗ trợ mà con tôi đã có nụ cười lành lặn. Mong rằng, lần phẫu thuật thứ 3 này, môi và lợi của cháu sẽ bình thường, cháu có thể học nói dễ dàng và không bị mắc tật nói ngọng”-anh Ju cho biết.

Tuy nhiên theo ông Hải, hiện tỉnh ta vẫn còn rất nhiều trẻ em bị sứt môi, hở hàm ếch. Phần lớn các gia đình có con bị dị tật đều rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để kêu gọi sự quan tâm, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân có lòng nhân ái để tìm lại nụ cười cho các cháu.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Nhiều bạn trẻ tham gia khóa tu đầu năm

Nhiều bạn trẻ tham gia khóa tu đầu năm

Không du xuân bằng những chuyến đi xa, không ồn ào, náo nhiệt, một số bạn trẻ lựa chọn tham gia khóa tu ngắn hạn như một cách để cân bằng cuộc sống, tìm kiếm những điều tích cực để bắt đầu một năm mới suôn sẻ.

Ngôn ngữ của tình yêu

Ngôn ngữ của tình yêu

(GLO)- Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc ngày lễ Valentine. Trong đó có chuyện kể rằng, thuở xưa, ở xứ sở xa xôi có một hoàng đế độc tài ra lệnh cấm nam nữ yêu nhau. Bất chấp lệnh cấm của nhà vua, một linh mục có họ là Valentine đã bí mật tác hợp cho những cặp tình nhân nên duyên vợ chồng.

Rộn ràng “Hội trại tòng quân”

Hội trại tòng quân năm 2025

(GLO)- Sáng 12-2, tại 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Gia Lai đồng loạt khai mạc “Hội trại tòng quân” năm 2025. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm động viên 2.875 công dân của tỉnh hăng hái lên đường nhập ngũ, góp sức trẻ bảo vệ Tổ quốc.

Từ trái sang: các đảng viên trẻ Lê Trung Sơn, Giang Lê Minh, Mai Cao Trung Hiếu thể hiện sự quyết tâm trước khi lên đường nhập ngũ. Ảnh: M.N

Tự hào được kết nạp vào Đảng trước khi nhập ngũ

(GLO)- Trước khi lên đường nhập ngũ, nhiều thanh niên ưu tú ở TP. Pleiku vinh dự được kết nạp vào Đảng. Đây là niềm tự hào và là động lực để các tân binh tiếp tục phấn đấu trong học tập, rèn luyện, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ trong môi trường quân ngũ.

Em Trần Thị Thảo luôn nỗ lực trong học tập. Ảnh: N.T

Nữ sinh khuyết tật mơ ước trở thành luật sư

(GLO)- Mất đi một chân do tai nạn giao thông nhưng nữ sinh Trần Thị Thảo (SN 2005, lớp 12A5, Trường THPT Nguyễn Du, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tạo nên kỳ tích cho hành trình học tập của mình bằng sự nỗ lực vượt khó, tinh thần lạc quan và nuôi dưỡng ước mơ trở thành luật sư trong tương lai.

Thành Đoàn Pleiku tặng quà, trao thẻ đoàn viên cho 50 thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ

Thành Đoàn Pleiku tặng quà, trao thẻ đoàn viên cho 50 thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ

(GLO)- Tối 8-2, tại Đền tưởng niệm mộ liệt sĩ Hội Phú (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Thành Đoàn Pleiku phối hợp với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao, Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku tổ chức chương trình gặp mặt, tuyên dương thanh niên lên đường nhập ngũ và lễ trao thẻ đoàn viên năm 2025.