Từ khóa: tiêu chết

Giải pháp vực lại ngành hồ tiêu

Giải pháp vực lại ngành hồ tiêu

Thách thức từ sự phát triển nóng cây hồ tiêu đang đỏi hỏi cần có những giải pháp vừa để hỗ trợ kịp thời người nông dân, vừa để duy trì sản xuất bền vững, nâng cao giá trị của sản phẩm hồ tiêu.
"Chết mòn" theo cây tiêu: Tìm lời giải cho khoản nợ khổng lồ

"Chết mòn" theo cây tiêu: Tìm lời giải cho khoản nợ khổng lồ

Trước tình trạng ngành tiêu lâm cảnh lao đao vì giá giảm sâu, dịch bệnh hoành hoành, ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai cũng như các tỉnh Tây Nguyên đã liên tục khuyến cáo nông dân làm hồ tiêu sạch và đẩy mạnh trồng xen các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Dù còn nỗi lo về giá thành, đầu ra, nhưng nhiều chuyên gia cũng cho rằng đây là hướng đi hiệu quả nhất hiện nay.
Tiêu chết trắng, giá rẻ như rau (bài 2): Nông dân cầu cứu ngân hàng

Tiêu chết trắng, giá rẻ như rau (bài 2): Nông dân cầu cứu ngân hàng

Tại Gia Lai, tính đến năm 2019, tổng dư nợ mà nông dân vay vốn ngân hàng để trồng tiêu là hơn 4.300 tỷ đồng, trong đó 2.200 tỷ đồng là nợ xấu. Hiện hàng nghìn hộ dân đang phải “cầu cứu“ ngành chức năng và ngân hàng có thể gia hạn nợ, cứu họ thoát dần khỏi “thảm cảnh hồ tiêu“…
Tây Nguyên: Tiêu chết, giá rẻ như rau, tỉ phú thành con nợ khó đòi

Tây Nguyên: Tiêu chết, giá rẻ như rau, tỉ phú thành con nợ khó đòi

LTS: Tình trạng hồ tiêu chết như ngả rạ ở các tỉnh Tây Nguyên, điển hình là tỉnh Gia Lai, trong thời gian gần đây đang khiến những nông dân trồng tiêu “chết dần chết mòn“ vì thua lỗ, vì nợ nần. Tác động “kép“ do giá tiêu giảm sâu (hiện chỉ còn 45.000 đồng/kg) + tình trạng tiêu chết không chỉ làm nông dân khốn đốn, mà các “chủ nợ“ là ngân hàng cũng lo ngay ngáy.
Tan giấc mộng tỷ phú vì hồ tiêu

Tan giấc mộng tỷ phú vì hồ tiêu

Hơn 3.500 ha hồ tiêu chết rụi khiến hàng nghìn hộ nông dân Tây Nguyên lâm vào cảnh điêu đứng. Thảm trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc nhà chức trách không kiểm soát và khống chế được tình trạng dân tự phát trồng quá nhiều tiêu, phá vỡ nghiêm trọng quy hoạch sản xuất.
Kỳ cuối: Siết chặt quản lý nguồn giống

Kỳ cuối: Siết chặt quản lý nguồn giống

(GLO)- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “đại dịch“ tiêu chết như: người dân thâm canh quá mức, sử dụng phân bón kém chất lượng… Tuy nhiên, nỗi lo lớn nhất hiện nay là nguồn gốc, chất lượng cây giống đang bị thả nổi. Có đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cơ sở kinh doanh giống tiêu nhưng đến nay ngành nông nghiệp vẫn còn đang loay hoay thống kê, rà soát.
Kỳ 1: Ôm nợ vì… tiêu chết

Kỳ 1: Ôm nợ vì… tiêu chết

(GLO)- Hồ tiêu là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Thế nhưng, lâu nay người dân đã và đang đánh cược với loại cây được mệnh danh là “vàng đen“ này. Bởi lẽ, họ phải tự bơi trước vô vàn hiểm họa: nguồn gốc cây giống trôi nổi, mang nhiều mầm bệnh; phân bón, vật tư nông nghiệp không đảm bảo chất lượng; trồng và chăm sóc theo kiểu tự phát… Có người chỉ phút chốc từ tỷ phú bỗng thành trắng tay, nợ nần chồng chất. Vậy đâu là lối ra cho người nông dân?
Có hay không việc tiêu chết do phun thuốc?

Có hay không việc tiêu chết do phun thuốc?

(GLO)- Hơn 600 trong số 750 trụ tiêu đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch của gia đình ông Nguyễn Lắm (tổ 17, phường Yên Thế, TP. Pleiku) bỗng dưng bị thối gốc, héo lá, khô cành, chết rũ hàng loạt. Theo gia đình ông Lắm, việc tiêu chết là do sau khi phun thuốc phòng trừ bệnh được mua từ Công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệp Bảo Đạt (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai).