Hàng ngàn ha hồ tiêu nhiễm bệnh, chết hàng loạt, nông dân điêu đứng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hàng nghìn ha hồ tiêu tại huyện Đắk Song - thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Đắk Nông đang bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt. Mùa màng thất bát, hàng trăm hộ dân lâm vào cảnh mất trắng, nợ nần, không có vốn để tái đầu tư sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Thu, thôn Đắk Kual 5, xã Đắk N’drung, huyện Đắk Song cho biết, cách đây 5 năm, thấy giá hồ tiêu cao, gia đình đã phá bỏ vườn cà phê chuyển sang trồng 1.400 trụ hồ tiêu.
Ngoài nguồn vốn tích lũy, gia đình ông đã thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng thêm số tiền 250 triệu đồng để đầu tư chăm sóc cho vườn cây. Năm ngoái, hồ tiêu cho thu bói thì giá cả lao dốc.  Năm nay vào thu chính thì bỗng dưng vườn tiêu vàng lá rồi chết sạch.
“Từ thời điểm tiêu có hiện tượng vàng lá đến khi chết khô chỉ diễn ra chưa đầy một tuần khiến gia đình không kịp trở tay. Bao nhiêu công sức, vốn liếng của gia đình đã tiêu tan. Bây giờ tiêu chết, không biết lấy tiền đâu ra để trả nợ và kiến thiết lại vườn cây”, ông Thu xót xa.
Hình minh họa. Ảnh: Đức Thụy
Hình minh họa. Ảnh: Đức Thụy
Cạnh rẫy nhà ông Thu, hơn 1.700 trụ tiêu năm thứ 7 của gia đình ông Nguyễn Hữu Hương cũng chết trơ trụ. Bà Là (vợ ông Hương) cho biết, hiện tượng tiêu chết bắt đầu từ khoảng giữa tháng 7 trở lại đây.
Ban đầu, hồ tiêu xuất hiện tình trạng cháy nửa lá, sau đó vài ngày thì vườn cây chết rũ toàn bộ. Để cứu vườn tiêu, gia đình cũng mời các kỹ sư về tư vấn và mua hết gần 50 triệu đồng tiền thuốc bảo vệ thực vật về phun nhưng không hiệu quả.
“Gia đình bỏ ra cả tỷ đồng để đầu tư, chưa kịp thu hồi vốn thì vườn cây chết sạch. Gia đình tôi trắng tay rồi”, bà Là chua xót.
Ông Nguyễn Hữu Thiện, Trưởng thôn Đắk Kual 5, xã Đắk N’drung cho biết, trên địa bàn thôn có khoảng 700 ha hồ tiêu. Những năm trước đây, giá hồ tiêu tăng cao và ổn định nên người dân ồ ạt phát triển, bất chấp khuyến cáo của ngành chuyên môn. Hệ lụy là dịch bệnh bùng phát làm nhiều diện tích hồ tiêu bị chết, cộng với giá hồ tiêu liên tục lao dốc khiến nhiều nông dân lâm vào cảnh nợ nần.
Trên địa bàn có đã có hàng trăm ha tiêu nhiễm bệnh và chết. Nhà bị thiệt hại ít cũng vài trăm trụ, nhiều thì lên đến cả chục ha. Tiêu chết, nợ nần ngân hàng nên trong thôn đã có 3 hộ bỏ nhà đi khỏi địa phương. Vì vậy, các cấp chính quyền cần sớm có giải pháp và chính sách hỗ trợ để bà con khôi phục sản xuất, ông Thiện chia sẻ.
Huyện Đắk Song có hơn 15.200 ha hồ tiêu, chiếm phân nửa diện tích tiêu của tỉnh Đắk Nông. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn đã có gần 1.700 ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh (chết nhanh, chết chậm, bệnh đen lá tiêu…); có 209 ha hồ tiêu đã chết hoàn toàn.
Diện tích hồ tiêu bị nhiễm bệnh và chết nhiều tập trung ở các xã Nâm N’Jang, Đắk N’drung, Trường Xuân, Thuận Hạnh, Thuận Hà. Dự báo thời gian tới, diện tích hồ tiêu bị chết có thể tăng lên nhiều vì ở một số khu vực, nhiều diện tích hồ tiêu đang có dấu hiệu lây lan dịch bệnh trên diện rộng.
Theo ông Lê Hoàng Vinh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đắk Song, hiện tượng hồ tiêu nhiễm bệnh và chết hàng loạt là do năm nay thời tiết ở Đắk Nông mưa quá nhiều dẫn đến cây tiêu bị nhiễm nấm (phytophthora sp, Pythium…), vi khuẩn, tuyến trùng; một số diện tích hồ tiêu bị úng nước. Ngoài ra, trong canh tác nhiều bà con quá lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bất chấp sự khuyến cáo của các ngành chức năng.
Hiện nay, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đắk Song đang triển khai các giải pháp để khống chế dịch bệnh lây lan trên cây hồ tiêu, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại cho người dân; tập huấn, hướng dẫn bà con cách chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh trên cây hồ tiêu.
Đối với những trụ tiêu đã chết thì gom lại tiêu hủy đúng cách, đồng thời cán bộ kỹ thuật của phòng nông nghiệp huyện hướng dẫn bà con nông dân áp dụng đồng bộ, hiệu quả quy trình quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu (các biện pháp canh tác như: cắt tỉa cây che bóng, khai thông mương thoát nước vào mùa mưa, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đúng cách…).
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đắk Song khuyến cáo bà con không nên trồng lại cây hồ tiêu ngay trên diện tích đất hồ tiêu vừa bị chết mà nên trồng cây cà phê, hoặc cây ăn trái. Trong quá trình trồng tiêu lựa chọn chân đất cho phù hợp và nên trồng xen canh với các cây trồng khác để trách thiệt hại khi có dịch bệnh xảy ra.
Cùng với đó, phòng đang tiếp tục thống kê diện tích tiêu bị nhiễm bệnh và bị chết để báo cáo UBND huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh sớm có giải pháp hỗ trợ xử lý tình trạng dịch bệnh đang lan rộng trên cây hồ tiêu; tham mưu cho UBND huyện đề xuất UBND tỉnh có ý kiến với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đắk Nông chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại khoanh nợ, giãn nợ cho các nông hộ để bà con vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất.
Anh Dũng-Hưng Thịnh (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

(GLO)- Gần 3 năm qua, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360 (xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã áp dụng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính. Bước đầu, mô hình đã mang lại lợi ích kép khi chanh dây đạt năng suất cao, cho thu hoạch quanh năm.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.